Đường dẫn truy cập

HRW: VN cần điều tra minh bạch vụ hành hung đêm nhạc Nguyễn Tín


Hình ảnh các các nhà hoạt động và ca sĩ bị đánh trong đêm nhạc 15/8/2018. Photo: HRW
Hình ảnh các các nhà hoạt động và ca sĩ bị đánh trong đêm nhạc 15/8/2018. Photo: HRW

Hôm 23/8, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng về việc nhân viên an ninh Việt Nam và nhiều người mặc thường phục bố ráp một buổi biểu diễn ca nhạc của ca sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/8/2018, hành hung ca sĩ trình diễn và một số nhà hoạt động nhân quyền có mặt. Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và thấu đáo về vụ tấn công tàn bạo này.

Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói trong một thông cáo: “Cái lối hành hung dã man và gây sốc đó nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền, blogger và nghệ sĩ, đang nhanh chóng trở thành một thông lệ mới ở Việt Nam.”

Ông Robertson nói tiếp:

“Qua việc không điều tra và truy cứu trách nhiệm những người thực hiện các hành vi côn đồ như thế, nhà cầm quyền đang phát đi tín hiệu rằng tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị trừng phạt.”

Qua việc không điều tra và truy cứu trách nhiệm những người thực hiện các hành vi côn đồ như thế, nhà cầm quyền đang phát đi tín hiệu rằng tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị trừng phạt.
Ông Phil Robertson, HRW.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, ca sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín thuật lại việc anh và các nhà hoạt khác bị nhân viên công vụ mặc sắc phục lẫn thường phục đánh đập:

“Họ cứ xông vào họ đánh. Họ đánh những ai dám lên tiếng. Họ đánh như là để dằn mặt tất cả những ai tham dự đêm nhạc đó. Những anh em đến tham dự là những nhà hoạt động cũng như những người bất đồng chính kiến trong nước.”

Theo HRW thì khi khán giả bắt đầu ra về, vài người trong số những ‘khách không mời’ này túm lấy nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, có mặt trong tư cách một khán giả, lôi bà lên một chiếc xe đậu bên ngoài quán café Casanova.

Blogger Phạm Đoan Trang và Ca sĩ Nguyễn Tín.
Blogger Phạm Đoan Trang và Ca sĩ Nguyễn Tín.

HRW cho biết sau khi lấy lời khai, công an đưa Phạm Đoan Trang rời đồn trên một chiếc taxi, thả bà xuống một “đoạn đường tối,” đưa cho bà 200,000 đồng để gọi taxi khác. Khi công an vừa rời đi, sáu người đàn ông đi trên ba chiếc xe máy xông tới tấn công Phạm Đoan Trang, nhóm người này dùng mũ bảo hiểm đánh bà vào đầu.

Blogger Đoan Trang thuật lại quang cảnh này trên trang Facebook của bà: “có 6 ‘đồng chí’ to cao đi ba xe máy lao đến, bỏ xe xông vào đánh hội đồng. Khi tôi ngồi dậy được để giữ tay vào vết thương trên đầu cho bớt chảy máu, thì thấy chiếc mũ vỡ một mảng to bị vứt lại trên đường, quanh đó là chi chít mảnh vụn.”

Sau trận đòn, blogger Đoan Trang bị nhiều vết thâm tím, bị chóng mặt và buồn nôn. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bà bị chấn động não.

Họ cứ xông vào họ đánh. Họ đánh những ai dám lên tiếng. Họ đánh như là để dằn mặt tất cả những ai tham dự đêm nhạc đó.
Ca sĩ Nguyễn Tín.

Blogger Trịnh Hữu Long viết trên Facebook: “Trong khi sức khoẻ chưa kịp hồi phục, Phạm Đoan Trang liên tục bị công an vây nhà và phải đổi bốn chỗ ở khác nhau trong vòng chưa đầy một tuần qua, kể từ khi bị công an bắt và đánh tối ngày 15, rạng sáng ngày 16/8 vừa qua.”

Riêng ca sĩ Nguyễn Tín thì bị an ninh lấy tiền, điện thoại di động và giấy tờ tùy thân rồi đưa anh đến một khu rừng trồng cao su vắng vẻ ở huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, rồi bỏ anh lại đó giữa đêm khuya.

HRW nói ca sĩ Nguyễn Tín thỉnh thoảng biểu diễn các bài hát trữ tình được sáng tác trong giai đoạn lịch sử của thời Việt Nam Cộng hòa vẫn bị cấm dưới chế độ cộng sản. Gần đây, anh bắt đầu hát về các chủ đề xã hội và nhân quyền cũng như bi kịch về các tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Đêm nhạc Nguyễn Tín tại Phòng trà ca nhạc Casanova, Quận 3, Tp. HCM. Photo Facebook Vo Van Tao
Đêm nhạc Nguyễn Tín tại Phòng trà ca nhạc Casanova, Quận 3, Tp. HCM. Photo Facebook Vo Van Tao

Người tổ chức buổi biểu diễn là Nguyễn Đăng Cao Đại, một người ủng hộ nhân quyền đã từng giúp các tù nhân chính trị, cũng bị đánh ở quán café Casanova hôm 15/8, ông bị đưa đến một điểm khác ở huyện Củ Chi.

Hôm 17/8, Tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế) kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cáo buộc về việc công an tra tấn và hành hung những người đến dự đêm trình diễn ca nhạc của ca sĩ đấu tranh dân chủ Nguyễn Tín.

HRW nêu bật rằng vụ tấn công ở quán Café Casanova không phải là một vụ việc đơn lẻ, mà là vụ mới nhất trong một loạt các vụ hành hung nhắm vào các nhà hoạt động đang bị công an theo dõi, xảy ra trong thời gian gần đây.

Ông Đỗ Tỵ, cha của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, thu dọn cửa kiếng bị vỡ sau khi tư gia ở Di Linh, Lâm Đồng bị tấn công. Facebook Do Thi Minh Hanh
Ông Đỗ Tỵ, cha của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, thu dọn cửa kiếng bị vỡ sau khi tư gia ở Di Linh, Lâm Đồng bị tấn công. Facebook Do Thi Minh Hanh

Hồi tháng 6, ở tỉnh Lâm Đồng, nhiều người mặc thường phục đã xông vào tư gia của ông Hứa Phi, một nhà vận động cho đạo Cao Đài ở Việt Nam. Những kẻ tấn công đã đánh đập rồi cắt râu ông, theo HRW.

Vào tháng 6 và tháng 7, cũng ở tỉnh Lâm Đồng, nhiều người lạ mặt ném đá và vật liệu nổ tự tạo vào tư gia của nhà hoạt động, cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh. Sau khi hai nhà hoạt động là Đinh Văn Hải và Vũ Tiến Chi, tới thăm bà Hạnh, họ bị hai người mặc thường phục dùng gậy tấn công. Ông Đinh Văn Hải phải nhập viện vì bị gãy hai xương sườn, bị thương ở bàn tay và vai.

VOA Express

XS
SM
MD
LG