Hy Lạp cho biết tình trạng suy thoái của nước này đang trầm trọng thêm và sẽ trình bầy các chi tiết đáng quan ngại về tình trạng kinh tế của họ trong tuần này với các kiểm toán viên quốc tế trong nỗ lực mới nhằm làm giảm nhẹ các điều khoản trong gói cứu trợ mới nhất của chính phủ.
Một phát ngôn viên chính phủ gọi số liệu kinh tế này là “kinh hoàng” khi trả lời một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm nay, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ông nói rằng thông tin này cho thấy một cách chắc chắn các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nước chủ nợ của Hy Lạp yêu cầu đang làm gây thiệt hại thay vì giúp ích cho nền kinh tế của nước này.
Phó bộ trưởng tài chánh Christos Staikouras nói rằng nền kinh tế Hy Lạp trong năm suy thoái thứ 5, có thể co cụm lại 6,7% trong năm nay so với với dự báo trước là 4,5%. Theo con số gần đây nhất hồi tháng ba cứ 5 người Hy Lạp thì có hơn một bị thất nghiệp.
Các thanh sát viên về nợ của Ủy hội Âu châu, Ngân hàng trung ương Âu châu và Quỹ Tiền quốc tế giới dự trù trong tuần này sẽ xem xét lại tình trạng bấp bênh về tài chánh của chính phủ.
Cũng trong ngày hôm qua, các giới chức ở Chypre cho biết họ đã bắt đầu thảo luận với Ủy hội Âu châu, Ngân hàng trung ương Âu châu và Quỹ tiền tệ quốc tế để ước tính tầm cỡ một khoản vay nợ quốc tế cần thiết để vực dậy các ngân hàng của Chypre. Nền kinh tế và các ngân hàng của đảo quốc này bị tác động bởi các món nợ của Hy Lạp.
Ðảo Chypre là nước thứ năm trong khu vực euro xin cứu trợ tài chính từ khối sử dụng đồng euro, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha. Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối 17 quốc gia này, ở mức 24%.
Thủ tướng Phap Jean-Marc Ayrault hôm qua tuyên bố gánh nặng nợ nần của nước Pháp đã trở nên rất nặng nề. Ông nói với Quốc Hội rằng nhà nước mỗi năm phải trả hơn 60 tỷ đôla cho các chủ nợ.
Thủ tướng Ðức Angela Merkel đã thảo luận về vụ khủng hoảng nợ trong khu vực với Thủ tướng Italia Mario Monti hồi hôm qua ở Roma. Ðức là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu và phải gánh phần lớn khối nợ.
Một phát ngôn viên chính phủ gọi số liệu kinh tế này là “kinh hoàng” khi trả lời một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm nay, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Ông nói rằng thông tin này cho thấy một cách chắc chắn các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nước chủ nợ của Hy Lạp yêu cầu đang làm gây thiệt hại thay vì giúp ích cho nền kinh tế của nước này.
Phó bộ trưởng tài chánh Christos Staikouras nói rằng nền kinh tế Hy Lạp trong năm suy thoái thứ 5, có thể co cụm lại 6,7% trong năm nay so với với dự báo trước là 4,5%. Theo con số gần đây nhất hồi tháng ba cứ 5 người Hy Lạp thì có hơn một bị thất nghiệp.
Các thanh sát viên về nợ của Ủy hội Âu châu, Ngân hàng trung ương Âu châu và Quỹ Tiền quốc tế giới dự trù trong tuần này sẽ xem xét lại tình trạng bấp bênh về tài chánh của chính phủ.
Cũng trong ngày hôm qua, các giới chức ở Chypre cho biết họ đã bắt đầu thảo luận với Ủy hội Âu châu, Ngân hàng trung ương Âu châu và Quỹ tiền tệ quốc tế để ước tính tầm cỡ một khoản vay nợ quốc tế cần thiết để vực dậy các ngân hàng của Chypre. Nền kinh tế và các ngân hàng của đảo quốc này bị tác động bởi các món nợ của Hy Lạp.
Ðảo Chypre là nước thứ năm trong khu vực euro xin cứu trợ tài chính từ khối sử dụng đồng euro, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha. Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối 17 quốc gia này, ở mức 24%.
Thủ tướng Phap Jean-Marc Ayrault hôm qua tuyên bố gánh nặng nợ nần của nước Pháp đã trở nên rất nặng nề. Ông nói với Quốc Hội rằng nhà nước mỗi năm phải trả hơn 60 tỷ đôla cho các chủ nợ.
Thủ tướng Ðức Angela Merkel đã thảo luận về vụ khủng hoảng nợ trong khu vực với Thủ tướng Italia Mario Monti hồi hôm qua ở Roma. Ðức là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu và phải gánh phần lớn khối nợ.