WASHINGTON —
Một báo cáo mới cho biết trong khi nhu cầu về bảo trợ xã hội được nhìn nhận rộng rãi thì nhiều người trên thế giới lại không có được những bảo trợ đó. Thông tín viên VOA Joe De Capua tường thuật rằng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết ít hơn 30% dân số được bảo đảm tiếp cận những thứ như chăm sóc y tế hoặc bảo hộ thất nghiệp.
ILO vừa công bố báo cáo của mình có tên “Báo cáo Bảo trợ Xã hội Thế giới: Xây dựng Phục hồi Kinh tế, Phát triển Toàn diện và Công bằng Xã hội.” Báo cáo nói rằng "chính sách bảo trợ xã hội đóng một vai trò trọng yếu... để giảm nghèo khó và bất bình đẳng ... thúc đẩy nguồn nhân lực và năng suất."
Bà Christina Behrendt, chuyên gia chính sách bảo trợ cao cấp của ILO, nói:
“Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách nhằm mục đích cung cấp cho người dân an sinh xã hội. Đó là quyền con người - bắt đầu từ trợ cấp trẻ em và gia đình, bảo hộ thất nghiệp, trợ cấp cho người khuyết tật, trợ cấp thai sản, hưu bổng cho người già, tiếp cận chăm sóc y tế. Phạm vi trợ cấp rất, rất rộng lớn.”
Báo cáo của ILO nói không có đủ hoặc thiếu bảo trợ xã hội "có liên hệ tới mức nghèo cao và dai dẳng ... và mức bất bình đẳng ngày càng tăng." Bà Behrendt nhận định:
“Về cơ bản những sự bảo trợ này quan trọng với nhiều nước ở mọi cấp độ phát triển, bởi vì đây thực sự là một cách để các nước đảm bảo rằng nguồn tài nguyên trong nước được phân phối một cách công bằng. Rằng tất cả mọi người được hưởng lợi từ tăng trưởng như một cách để đảm bảo tăng trưởng toàn diện. Do đó đảm bảo những lợi ích của tăng trưởng đến được với tất cả mọi người.”
Bà Behrendt nói những chính sách như vậy là cách để một nước đầu tư vào con người. Giáo dục là một ví dụ về hình thức đầu tư này. Bà nói:
“Nhiều nước, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và những nước mới nổi gần đây, thực sự đã có những bước khá mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào bảo trợ xã hội, mà trước đó không hẳn nước nào cũng làm vậy. Họ đã thực sự thực hiện những bước này như một quyết định có suy tính bởi vì họ cảm thấy rằng thiếu bảo trợ xã hội là một trở ngại cho sự phát triển.”
Bà nói hầu hết các nước đã thực thi một số biện pháp, nhưng chúng thường chỉ làm lợi cho một phần nhỏ dân số. Chuyên gia Behrendt của ILO cho biết một số bài học về bảo trợ xã hội đã được rút ra sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008:
“Bảo trợ xã hội là một phần khá nổi bật ở nhiều nước áp dụng những gói kích thích tài chính. Điều chúng ta học được là bảo trợ xã hội thực sự có tác động rất đáng kể. Trên thực tế chúng có hiệu ứng số nhân khá đáng kể. Nhưng đặc biệt là thu nhập tiền mặt đóng vai trò rất quan trọng bởi vì đây thực sự là một cách để kích thích nền kinh tế.”
Tuy nhiên, bà nói trong năm 2010, nhiều chính phủ đã quyết định áp đặt các biện pháp củng cố tài chính hoặc thắt lưng buộc bụng. Bà Behrendt mô tả động thái này là hấp tấp. Bà nói:
“Đó thực sự làm cản trở và làm giảm nhu cầu nội địa, lẽ ra đã rất cần thiết để theo kịp phục hồi.”
Những bài học khác, bà Behrendt nói, có thể tìm thấy trong thảm kịch năm 2013 ở Bangladesh khi tòa nhà thương mại 8 tầng Rana Plaza đổ sập. Hơn 1.100 người thiệt mạng và hơn 2.500 người bị thương. Rồi tháng trước là thảm họa sập mỏ Soma ở Thổ Nhĩ Kỳ làm hơn 300 thợ mỏ thiệt mạng. Bà nói:
“Không có cơ chế nào được thực thi có thể cho họ ít nhất một số cách thức nào đó để kiếm sống sau khi họ bị tổn thương hoặc sau khi một số thành viên trong gia đình họ có thể đã thiệt mạng trong những vụ tai nạn.”
Bà nói tai nạn ít kịch tính xảy ra hàng ngày và ảnh hưởng đến nhiều người.
Lập luận mà chính phủ thường đưa ra nhất cho việc chưa thực thi những bảo trợ xã hội là chúng quá đắt đỏ.
“Nhiều nước nói rằng họ quá nghèo, không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện những biện pháp này. Nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy ở những nước thực sự bắt tay vào thực hiện những biện pháp đó và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội của họ, ý chí chính trị là cả một vấn đề.”
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế kêu gọi áp dụng bảo hiểm y tế toàn dân. Báo cáo cho biết hơn 90% dân số ở các nước có thu nhập thấp "không có bất kỳ quyền được bảo hiểm sức khỏe nào." Nhưng bà Behrendt nói nhiều quốc gia đang bắt đầu hành động:
“Ví dụ Thái Lan, trong khoảng thời gian vài năm, đã có thể có được bảo hiểm y tế toàn dân. Trung Quốc gần đây cũng mạnh dạn có những bước mở rộng bảo hiểm y tế. Và tất nhiên Mỹ, nước ở một tầm mức rất khác, cũng đã đi theo hướng đó. Và chúng ta biết rằng đây thực sự là một thành phần rất quan trọng của bất kỳ hệ thống bảo trợ xã hội nào vì nhu cầu tiếp cận chăm sóc y tế thực sự là thứ ảnh hưởng đến người ta ngay lập tức.”
ILO cũng báo cáo còn thiếu bảo trợ thai sản. Họ nói rằng trên toàn thế giới, ít hơn 40% phụ nữ đi làm được hưởng trợ cấp tiền mặt bắt buộc theo quy định của luật pháp. Đối với trẻ em, báo cáo cho biết khoảng "18.000 trẻ em chết mỗi ngày, chủ yếu vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.” Báo cáo nói nhiều các ca tử vong có thể tránh được với đầy đủ bảo trợ xã hội.
ILO cho biết thêm rằng bảo trợ xã hội cơ bản nên là một phần của bất kỳ chương trình nào sau Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
ILO vừa công bố báo cáo của mình có tên “Báo cáo Bảo trợ Xã hội Thế giới: Xây dựng Phục hồi Kinh tế, Phát triển Toàn diện và Công bằng Xã hội.” Báo cáo nói rằng "chính sách bảo trợ xã hội đóng một vai trò trọng yếu... để giảm nghèo khó và bất bình đẳng ... thúc đẩy nguồn nhân lực và năng suất."
Bà Christina Behrendt, chuyên gia chính sách bảo trợ cao cấp của ILO, nói:
“Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách nhằm mục đích cung cấp cho người dân an sinh xã hội. Đó là quyền con người - bắt đầu từ trợ cấp trẻ em và gia đình, bảo hộ thất nghiệp, trợ cấp cho người khuyết tật, trợ cấp thai sản, hưu bổng cho người già, tiếp cận chăm sóc y tế. Phạm vi trợ cấp rất, rất rộng lớn.”
Báo cáo của ILO nói không có đủ hoặc thiếu bảo trợ xã hội "có liên hệ tới mức nghèo cao và dai dẳng ... và mức bất bình đẳng ngày càng tăng." Bà Behrendt nhận định:
“Về cơ bản những sự bảo trợ này quan trọng với nhiều nước ở mọi cấp độ phát triển, bởi vì đây thực sự là một cách để các nước đảm bảo rằng nguồn tài nguyên trong nước được phân phối một cách công bằng. Rằng tất cả mọi người được hưởng lợi từ tăng trưởng như một cách để đảm bảo tăng trưởng toàn diện. Do đó đảm bảo những lợi ích của tăng trưởng đến được với tất cả mọi người.”
Bà Behrendt nói những chính sách như vậy là cách để một nước đầu tư vào con người. Giáo dục là một ví dụ về hình thức đầu tư này. Bà nói:
“Nhiều nước, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và những nước mới nổi gần đây, thực sự đã có những bước khá mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào bảo trợ xã hội, mà trước đó không hẳn nước nào cũng làm vậy. Họ đã thực sự thực hiện những bước này như một quyết định có suy tính bởi vì họ cảm thấy rằng thiếu bảo trợ xã hội là một trở ngại cho sự phát triển.”
Bà nói hầu hết các nước đã thực thi một số biện pháp, nhưng chúng thường chỉ làm lợi cho một phần nhỏ dân số. Chuyên gia Behrendt của ILO cho biết một số bài học về bảo trợ xã hội đã được rút ra sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008:
“Bảo trợ xã hội là một phần khá nổi bật ở nhiều nước áp dụng những gói kích thích tài chính. Điều chúng ta học được là bảo trợ xã hội thực sự có tác động rất đáng kể. Trên thực tế chúng có hiệu ứng số nhân khá đáng kể. Nhưng đặc biệt là thu nhập tiền mặt đóng vai trò rất quan trọng bởi vì đây thực sự là một cách để kích thích nền kinh tế.”
Tuy nhiên, bà nói trong năm 2010, nhiều chính phủ đã quyết định áp đặt các biện pháp củng cố tài chính hoặc thắt lưng buộc bụng. Bà Behrendt mô tả động thái này là hấp tấp. Bà nói:
“Đó thực sự làm cản trở và làm giảm nhu cầu nội địa, lẽ ra đã rất cần thiết để theo kịp phục hồi.”
Những bài học khác, bà Behrendt nói, có thể tìm thấy trong thảm kịch năm 2013 ở Bangladesh khi tòa nhà thương mại 8 tầng Rana Plaza đổ sập. Hơn 1.100 người thiệt mạng và hơn 2.500 người bị thương. Rồi tháng trước là thảm họa sập mỏ Soma ở Thổ Nhĩ Kỳ làm hơn 300 thợ mỏ thiệt mạng. Bà nói:
“Không có cơ chế nào được thực thi có thể cho họ ít nhất một số cách thức nào đó để kiếm sống sau khi họ bị tổn thương hoặc sau khi một số thành viên trong gia đình họ có thể đã thiệt mạng trong những vụ tai nạn.”
Bà nói tai nạn ít kịch tính xảy ra hàng ngày và ảnh hưởng đến nhiều người.
Lập luận mà chính phủ thường đưa ra nhất cho việc chưa thực thi những bảo trợ xã hội là chúng quá đắt đỏ.
“Nhiều nước nói rằng họ quá nghèo, không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện những biện pháp này. Nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy ở những nước thực sự bắt tay vào thực hiện những biện pháp đó và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội của họ, ý chí chính trị là cả một vấn đề.”
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế kêu gọi áp dụng bảo hiểm y tế toàn dân. Báo cáo cho biết hơn 90% dân số ở các nước có thu nhập thấp "không có bất kỳ quyền được bảo hiểm sức khỏe nào." Nhưng bà Behrendt nói nhiều quốc gia đang bắt đầu hành động:
“Ví dụ Thái Lan, trong khoảng thời gian vài năm, đã có thể có được bảo hiểm y tế toàn dân. Trung Quốc gần đây cũng mạnh dạn có những bước mở rộng bảo hiểm y tế. Và tất nhiên Mỹ, nước ở một tầm mức rất khác, cũng đã đi theo hướng đó. Và chúng ta biết rằng đây thực sự là một thành phần rất quan trọng của bất kỳ hệ thống bảo trợ xã hội nào vì nhu cầu tiếp cận chăm sóc y tế thực sự là thứ ảnh hưởng đến người ta ngay lập tức.”
ILO cũng báo cáo còn thiếu bảo trợ thai sản. Họ nói rằng trên toàn thế giới, ít hơn 40% phụ nữ đi làm được hưởng trợ cấp tiền mặt bắt buộc theo quy định của luật pháp. Đối với trẻ em, báo cáo cho biết khoảng "18.000 trẻ em chết mỗi ngày, chủ yếu vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.” Báo cáo nói nhiều các ca tử vong có thể tránh được với đầy đủ bảo trợ xã hội.
ILO cho biết thêm rằng bảo trợ xã hội cơ bản nên là một phần của bất kỳ chương trình nào sau Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.