Việc công ty Telenor đe dọa kiện thưa diễn ra 2 tháng sau khi Tối cao Pháp viện Ấn Độ hủy bỏ tất cả các giấy phép đã cấp trong năm 2008 để cung cấp các dịch vụ điện thoại di động ở Ấn Độ. Công ty của Na Uy này là một trong nhiều công ty khác bị ảnh hưởng của lệnh này.
Quyết định được đưa ra tiếp theo những tố giác có gian lận trong việc bán giấy phép gây thiệt hại cho chính phủ gần 40 tỷ đôla.
Công ty Telenor sẽ phải đình chỉ các hoạt động ở Ấn Độ trước ngày 2 tháng 6 bởi vì chính phủ nói rằng có thể phải hơn 1 năm nữa mới cấp giấy phép mới. Công ty cho biết định tìm cách đòi bồi thường cho tất cả những khoản đầu tư, bảo đảm và thiệt hại cho số vốn 2,7 tỷ mà công ty đã bỏ ra.
Công ty Telenor đã mua giấy phép từ đối tác ở địa phương sau khi Ấn Độ mở cửa khu vực viễn thông cho giới đầu tư nước ngoài.
Một công ty khác mà giấy phép cũng bị hủy bỏ là tập đoàn Sistema của Nga, cũng đã đe dọa đòi sự tài phán quốc tế nếu vụ tranh chấp không được giải quyết trước tháng 8.
Đã có nhiều người bầy tỏ mối lo ngại rằng những vụ tranh chấp như thế có thể làm nản lòng giới đầu tư vào Ấn Độ.
Giám đốc cơ quan Hệ thống Thông tin và Nghiên cứu cho các nước đang phát triển ở New Delhi, ông Biswajit Dhar, nói rằng Ấn Độ cần phải trấn an các nhà đầu tư rằng việc hủy giấy phép là trường hợp chỉ xảy ra một lần. Ông nói:
“Cần phải có các chính sách rõ ràng và hợp lý cho các nhà đầu tư thấy rằng Ấn Độ là một điểm đến đáng được cứu xét và có các triển vọng dài hạn. Chúng ta phải công bố rất rõ ràng rằng đây là những mục tiêu ... rằng sẽ có thêm công cuộc làm ăn cho các nhà đầu tư nước ngoài và đặt sự tin tưởng vào nước này. Không nên nhìn lại những trở ngại nhất thời mà phải tập trung vào các thuận lợi dài hạn mà Aán Độ cống hiến.”
Việc hủy bỏ các giấy phép viễn thông không phải là cú sốc duy nhất đối với sự tin tưởng của giới đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài còn lo ngại trước 2 đề nghị mới về thuế.
Chính phủ đề nghị đánh thuế cho cả các giao dịch trở về trước giữa các công ty nước ngoài trong việc chuyển nhượng tài sản của Ấn Độ. Biện pháp này sẽ áp dụng cho các giao dịch từ năm 1962. Trưởng ban quản trị công ty Goldman Sachs nói việc Ấn Độ đề nghị một luật thuế như vậy là điều “không thể tin được.”
Và các ngân hàng đầu tư Á châu đã bầy tỏ mối quan ngại có liên quan đến một đề nghị đánh thuế vào các khoản đầu tư của người nước ngoài trong các thị trường vốn của Ấn Độ.
Giới lãnh đạo kinh doanh nói sự bất định về mức thuế sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Mức tăng trưởng của Ấn Độ đã khựng lại trong những tháng vừa qua và bất cứ sự trì trệ nào trong đầu tư nước ngoài cũng có thể gây áp lực thêm cho nền kinh tế của nước này.
Công ty viễn thông Telenor của Na Uy cho biết sẽ tìm cách đòi chính phủ Ấn Độ bồi thương vì đã hủy bỏ các giấy phép cho công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Ấn Độ. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Anjana Pasricha, các thay đổi bất ngờ về luật lệ đã gây kinh động giới đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á này.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
HRW: Việt Nam đàn áp nhân quyền mạnh tay thêm dưới lãnh đạo mới
2Việt Nam phạt nặng lỗi giao thông: đường sá rối loạn, dân tình ta thán
3Lao động nhập cư trên các nông trại Mỹ chuẩn bị trước chính sách trục xuất hàng loạt
4TT Biden duyệt tên mới cho bưu điện ở Westminster, tôn vinh cựu binh Chiến tranh Việt Nam
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!