Trong những năm vừa qua, các công ty nước ngoài bán các nhãn hiệu duy nhất như Nike, Calvin Klein và Marks and Spencers đã mở các cửa hàng ở Ấn Độ với các đối tác địa phương bởi vì họ bị hạn chế chỉ được quyền sở hữu 51%.
Nay các quy định mới cho phép nước ngoài đầu tư 100% vào các cửa hàng bán lẻ một nhãn hiệu. Quy định này sẽ dọn đường cho các công ty loại này mở các cửa hàng do họ làm sở hữu chủ toàn bộ.
Nhiều công ty như công ty IKEA bán lẻ đồ gia dụng của Thụy Điển vẫn muốn tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ, nhưng cho biết họ sẽ chỉ làm như vậy nếu được phép sở hữu toàn bộ các hoạt động bán lẻ của họ.
Tuy nhiên, ông Ragahv Gupta tại công ty tham vấn Booz and Company nói nhiều hãng bán lẻ một nhãn hiệu sẽ tiếp tục liên kết với các công ty trong nước:
“Đối tác địa phương vẫn mang lại khả năng biết rõ thị trường địa phương, biết cách thức giao dịch với chính quyền, có khả năng tìm địa điểm, vân vân.”
Các công ty bán lẻ một nhãn hiệu cũng lo ngại vì một yêu cầu mới đòi 30% hàng hóa của họ phải xuất xứ từ các cơ sở kinh doanh nhỏ và nghệ nhân Ấn Độ. Đây có thể là một trở ngại đối với các nhãn hiệu hàng cao cấp vào thị trường Ấn Độ.
Bà Tikka Shrtrujit Singh đứng đầu hãng Louis Vuitton ở Ấn Độ nói:
“Chúng tôi kinh doanh một mặt hàng cụ thể, không dễ gì tìm các nguồn hàng trong khu vực của chúng tôi. Chúng tôi phải đi tìm các nguồn tốt nhất, ở Italia hay ở Pháp chẳng hạn.”
Bất chấp những quan ngại đó, quyết định mới nhất này cũng khích lệ giới đầu tư nước ngoài, đã tỏ ra thất vọng khi chính phủ thay đổi ý kiến hồi tháng trước về quyết định cho phép các hãng bán lẻ nhiều nhãn hiệu như Wall-Mart và Tesco vào thị trường Ấn Độ.
Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Ấn Độ cho biết các quy định mới sẽ khuyến khích thêm các hãng bán lẻ vào thị trường Ấn Độ. Cho đến nay họ đã đầu tư một ngân khoản khiêm tốn là 450 triệu đôla vào nước này.
Đầu tư nước ngoài trong khu vực bán lẻ dự trù sẽ chỉ tăng mạnh khi các cửa hàng cực lớn nước ngoài được bật đèn xanh. Mặc dù họ có thể mở các cửa hàng bán sỉ cung cấp cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, họ không thể bán hàng thẳng cho giới tiêu thụ.
Ông Gupta nói: “Sự thay đổi lớn về luật lệ sẽ về phía các công ty bán nhiều nhãn hiệu .. nếu nhìn vào công ty bán lẻ đã vào Ấn Độ cho đến giờ này, thì con số không bao nhiêu và chỉ là các công ty lớn nhất. Còn các công ty như Casino của Pháp hay Aldi và Lidl của Đức là những công ty bán lẻ rất lớn, thì đây có thể là cơ hội để họ bắt đầu tính việc vào thị trường Ấn Độ.”
Chính phủ đã bắt đầu một vòng tham khảo mới để xem có thể xúc tiến ra sao với cuộc cải tổ đã được chờ đợi lâu nay. Chính phủ đã thay đổi một quyết định cho phép các công ty siêu hạng toàn cầu sau khi có sự phản đối chính trị cho rằng các công ty bán lẻ nước ngoài sẽ đè bẹp các cửa hàng nhỏ ở địa phương và đi đến chỗ ngưng hoạt động.
Chính phủ Ấn Độ đã chính thức đồng ý để cho các công ty nước ngoài sở hữu 100% các cửa hàng chỉ bán một nhãn hiệu. Quyết định này có thể làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư đã bị lung lay sau khi chính phủ thay đổi một quyết định trước đó cho phép các cửa hàng lớn như Wall Mart vào nước.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!