Đường dẫn truy cập

Indonesia chỉ trích các chính sách tị nạn của Australia


Cảnh sát Indonesia bảo vệ cho một chiếc tàu của người tị nạn Rohingya đến từ Myanmar khi tàu này tiến vào cảng Lampulo. Indonesia nói Australia chưa làm đủ để giúp người tị nạn trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Cảnh sát Indonesia bảo vệ cho một chiếc tàu của người tị nạn Rohingya đến từ Myanmar khi tàu này tiến vào cảng Lampulo. Indonesia nói Australia chưa làm đủ để giúp người tị nạn trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Các giới chức Indonesia nói Australia chưa làm đủ để giúp người tị nạn trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Lời chỉ trích được đưa ra trong tuần này tại một hội nghị khu vực tại hòn đảo nghỉ mát Bali. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật.

Đã gần 1 năm kể từ khi mấy trăm người Rohingya tị nạn từ Myanmar và Bangladesh chết trong biển Andaman, ở phía tây Thái Lan, trong khi đi lánh nạn ngược đãi.

Hàng ngàn người khác nữa đã đến Indonesia, nơi nhà chức trách nói họ không có khả năng ứng phó và tin rằng Australia đã không có thiện chí giúp đỡ.

Vấn đề là chính sách đóng cửa biên giới gây nhiều tranh cãi của Canberra, gọi là Chiến dịch Biên giới Tối thượng, nơi các cuộc tuần tra Úc kéo hay đẩy các tàu bè của người xin tị nạn đến gần lãnh hải miền bắc của Úc.

Hành khách trên những tàu thuyền di trú đã tránh được việc bắt giữ được chuyên chở đến các trại làm thủ tục ở ngoài khơi do Australia điều hành ở Papua New Guinea và hòn đảo Nauru tí hon.

Ông Pierre Marthinus, một chuyên gia phân tích chính trị của Indonesia, nói Jakarta tin rằng Australia không có thiện chí giúp giải quyết vụ khủng hoảng người Rohingya tị nạn.

“Indonesia rất nghi ngờ về khả năng của Australia thực sự giúp giảm thiểu ảnh hưởng hay giải quyết chính vụ khủng hoảng tị nạn. Chiến dịch Biên giới Tối thượng của Australia vẫn chưa được Indonesia tha thứ hay lãng quên”.

Vấn đề gây tranh cãi là một trong những điểm chính của hội nghị thượng đỉnh chống nạn buôn người tổ chức ở hòn đảo Bali của Indonesia.

Tiến trình Bali có 48 nước thành viên và cơ quan quốc tế, trong đó có Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc. Tổ chức được thành lập cách đây hơn 1 thập niên để giúp chống nạn buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia.

Tại hội nghị, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop bác bỏ lời chỉ trích của Indonesia và nhấn mạnh rằng nước bà có một trong những chương trình tái định cư người tị nạn toàn diện nhất thế giới.

Canberra dành nơi trú thân cho 13.750 người bị thất tán theo nhiều thỏa thuận toàn cầu khác nhau mỗi năm. Con số đó sẽ tăng lên đến gần 19.000 trong vòng 3 năm nữa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG