Trung Quốc hiện là bạn hàng lớn nhất của Indonesia và cuộc họp hôm thứ Sáu giữa Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã củng cố thêm liên hệ kinh tế giữa 2 nước. Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo loan báo Trung Quốc sẽ cho Indonesia vay 9 tỉ đôla để phát triển hạ tầng cơ sở, và 10 tỉ nữa thuộc các khoản tín dụng xuất khẩu.
Bà Natalia Soebagjo, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại trường đại học Indonesia, so sánh chuyến thăm Indonesia kỳ này của ông Ôn Gia Bảo với chuyến thăm của ông Obama hồi năm ngoái, và nói rằng không giống tính phức tạp trong tương quan Mỹ-Indonesia, thương mại hầu như chế ngự toàn bộ mối liên hệ giữa Trung Quốc và Indonesia:
“Khi người Mỹ đến Indonesia thì họ quan tam trước tiên đến các vấn đề dân chủ hóa, và cũng có một chút liên quan đến tăng cường kinh tế. Trong khi đó, khi người Trung Quốc đến đây chú ý đến tiền bạc là chính.”
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và quan hệ với Trung Quốc đã gia tăng từ nhiều năm. Kể từ khi hai nước ký kết một thoả ước hợp tác chiến lược vào năm 2005 mậu dịch giữa họ trong năm 2010 đã tăng từ 12 tỉ rưỡi lên trên 42 tỉ. Hôm thứ Sáu, một giới chức Trung Quốc nói họ còn muốn gia tăng gấp đôi con số vào năm 2015.
Thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có hiệu lực từ năm ngoái đã giúp 2 nước trao đổi dễ dàng hơn, nhưng một số các công đoàn Indonesia than phiền rằng nhiều ngành nghề của Indonesia bị tác hại bởi làn sóng hàng hóa nhập khẩu rẻ tiền từ Trung Quốc. Indonesia nhập hàng từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất.
Tổng thống Indonesia trước đây đã nói ông sẽ tìm cách bảo vệ một số ngành nghề trong nước, nhưng các giới chức Trung Quốc không hưởng ứng chuyện thương lượng lại thỏa ước.
Bà Soebagjo tin rằng nói chung thì nền kinh tế Indonesia có mở mang, và các nhà chế tạo trong nước có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu họ cải thiện chất lượng và công suất. Bà nói:
“Kết quả là giao thương giữa chúng tôi và Trung Quốc đã mở rộng. Đồng ý là phía chúng tôi hơi bị thâm hụt nhưng ít ra nó đã mở rộng. Nhưng điểm chính là hiệp định thương mại buộc chúng tôi phải tự nhìn lại mình và thực hiện những cải tổ cần thiết hoặc khai thác lợi điểm mà thỏa ước có thể cung ứng.”
Bà Soebagjo nói thêm, nếu Hoa Kỳ có thể học hỏi thêm điều gì đó từ Trung Quốc về mặt cải thiện quan hệ kinh tế với các nước khác, thì Trung Quốc cũng phải bước lên một bước cho ngang hàng với Hoa Kỳ trong các vấn đề an ninh chung, giáo dục, và thậm chí vấn đề cai quản nữa.
Năm ngoái khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Jakarta, các cuộc thương thảo Mỹ – Indonesia lúc đó phần lớn đặt trọng tâm vào giáo dục và dân chủ. Kỳ này, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến thăm Indonesia gần như tập trung hoàn toàn vào mậu dịch và đầu tư.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
HRW: Việt Nam đàn áp nhân quyền mạnh tay thêm dưới lãnh đạo mới
2TT Biden duyệt tên mới cho bưu điện ở Westminster, tôn vinh cựu binh Chiến tranh Việt Nam
3Lao động nhập cư trên các nông trại Mỹ chuẩn bị trước chính sách trục xuất hàng loạt
4Ông Trump: Từ ‘kẻ ngoài cuộc’ thành ‘người định hình’ chính trị Mỹ
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!