Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu nước ngoài bị phát hiện đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển Indonesia. Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy chính sách này có hiệu quả.
Đánh đuổi những người đánh cá bất hợp pháp làm giảm bớt áp lực của ngành đánh cá đã bị đánh thuế quá nặng mà không làm thiệt hại cho công nghiệp nội địa, cuộc nghiên cứu cho biết, và có thể chỉ đường cho các nước khác làm cho ngành đánh cá được bền vững hơn.
Khoảng một phần ba số lượng cá bán trên thị trường thế giới bị đánh bắt quá mức, theo Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc.
Một cuộc nghiên cứu khác ước lượng là khôi phục nghề cá bị suy giảm cuối cùng sẽ tạo thêm 53 tỉ đô la lợi tức hàng năm.
Tuy nhiên giảm tình trạng đánh bắt quá mức có nghĩa là áp đặt những hạn chế không được ngư dân địa phương ưa chuộng để cho phép các loại cá phục hồi.
“Nói với ngư dân ngưng đánh cá một vài tháng hay một vài năm là điều không thực tế,” ông Ren Cabral tại trường đại học California, Santa Barbara nói.
Tại Indonesia, cũng như tại nhiều nước đang phát triển, địa phương chỉ là một phần của giải pháp. Nhiều tàu nước ngoài đánh cá tại vùng biển Indonesia, thường là bất hợp pháp.
Cuộc nghiên cứu cho thấy Indonesia mất khoảng 4 tỉ đô la mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp trước năm 2014 khi chính phủ cấm các tàu nước ngoài đánh cá tại vùng biển Indonesia.
Kể từ đó, có hơn 300 tàu bị phát hiện vi phạm lệnh cấm, bị đuổi và đánh chìm.
Dùng sổ đăng ký của chính phủ, theo dõi dữ liệu của tàu thuyền và hình ảnh vệ tinh, các nhà nghiên cứu thấy có sự sụt giảm hơn 90% thời lượng các tàu nước ngoài đánh bắt tại vùng biển Indonesia. Điều này có ngĩa là các hoạt động đánh bắt ít hơn một phần tư.
Nếu Indonesia tiếp tục cấm đánh bắt bất hợp pháp và cũng quản lý việc đánh bắt địa phương bền vững, cuộc nghiên cứu ước lượng lợi nhuận sẽ cao hơn 12% vào năm 2035 so với hiện nay.