Đường dẫn truy cập

Lệnh cấm khai phá không làm giảm tốc độ phá rừng ở Indonesia


Những kẻ đốn gỗ lậu trong một khu vừng ở phía nam Sampit, Indonesia
Những kẻ đốn gỗ lậu trong một khu vừng ở phía nam Sampit, Indonesia

Các tổ chức môi trường cho rằng lệnh cấm của Indonesia vừa được loan báo đối với việc khai phá đất rừng mới chưa kéo chậm được đà phá rừng hay giảm thiểu được việc thải khí có hiệu ứng nhà kính. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Brian Padden từ Jakarta, giới hoạt động cho môi trường đang kêu gọi có thêm các biện pháp hạn chế và quy hoạch đối với việc đốn gỗ, đào mỏ và các công ty dầu cọ, nếu như Indonesia muốn đạt được mục tiêu giảm thiểu các chất thải carbon dioxide xuống 26% trước năm 2020.

Các tổ chức về môi trường cho rằng lệnh cấm trong 2 năm không được phát triển xây dựng trong khu vực 45 triệu hecta được chỉ định là đất rừng không ngăn cản được các công ty đốn gỗ chặt cây để lấy gỗ và làm các sản phẩm giấy. Lệnh này cũng không ngăn được các công ty xây nhà đốt và biến những khu rừng lớn để xây các đồn điền dầu cọ.

Lệnh này cũng chẳng thay đổi được sách lược của tổ chức Greenpeace là đối đầu với các công ty như Asia Pulp and Paper APP, một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về sản phẩm gỗ, vì lý do mà tổ chức Greenpeace cho là các tập tục phi pháp và phá hoại môi trường của công ty này.

Greenpeace đã từng đạt được thành quả trong việc thuyết phục các công ty quốc tế như Burger King Nestle ngưng làm ăn với APP. Nay nhà vận động người Indonesia của tổ chức Greenpeace, ông Bustar Maitar đang hô hào các công ty sản xuất đồ chới Mattel và Hasbro hãy noi gương Burger King.

Ông Maitar nói: “Họ đang sử dụng vật liệu đóng gói, vật liệu đóng gói bằng giấy do APP sản xuất, mà chúng tôi biết rằng APP đang phá hoại rừng ở đảo Sumatra. Vì thế điều mà chúng tôi kêu gọi công ty Mattel nên làm là yêu cầu nhà cung cấp vật liệu cho họ hãy ngưng sử dụng rừng thiên nhiên để làm ra các sản phẩm của họ.”

Công ty APP từ chối yêu cầu phỏng vấn của đài VOA. Nhưng công ty đã công bố một thông cáo chống lại các cáo buộc của Greenpeace và nói rằng công ty theo đúng các thủ tục hợp pháp, dùng 95% giấy tái chế trong sản phẩm đóng gói, và đang cố gắng tiến tới việc sự dụng 100% sản phẩm của các đồn điền duy trì sự quân bình sinh thái trước năm 2015.

Ông Lou Verchot, một nhà khoa học về biến đổi khí hậu làm việc cho Trung tâm Khảo cứu Rừng Quốc tế nói rằng đối đầu với các doanh nghiệp có thể lạm dụng môi trường sẽ không ngăn chặn được việc khai phá các khu đất rừng. Ông nói lệnh cấm tự thân nó sẽ không có mấy hiệu quả. Một số công ty có thể xin được các giấy phép khai thác lớn trước khi lệnh cấm có hiệu lực và các công ty khác vẫn có khả năng hoạt động bởi vì có rất ít sự kiểm tra hay thực thi tại những khu vực nông thôn.

Ông Verchot nói: “Rừng thường nằm ở các khu vực hẻo lánh của Indonesia. Đến được các khu này không phải là chuyện dễ. Chính phủ không nhất thiết hiện diện ở đó. Thực thi công lực là một vấn đề. Thực thi việc tôn trọng quy hoạch khu vực là một vấn đề.”

Lệnh cấm nằm trong khuôn khổ một thỏa thuận 1 tỷ đôla với Na Uy để giảm thiểu khí thải carbon dioxide, chủ yếu xuất phát từ rừng bị đốt và những khu đất than bùn để làm nông trại hay xây cất.

Indonesia là nước đứng hàng thứ ba trên thế giới về lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính, mà nhiều nhà khoa học cho là góp phần gây ra tình trạng tăng nhiệt toàn cầu.

Ông Verchot nói cam kết 1 tỷ đôla của Na Uy không nhằm nhò gì so với 20 tỷ đôla mà Indonesia kiếm được mỗi năm trong việc mua bán các sản phẩm rừng chỉ riêng với Hoa Kỳ.

Bất kể các hạn chế tức thời của lệnh cấm, ông Verchot nói quyết định xuất phát lệnh này của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono là một bước quan trọng hướng tới việc khai triển các tập tục kinh doanh không có hại cho môi trường.

Ông Verchot nói tiếp: “Nếu quý vị hỏi tôi có cảm thấy phấn khởi hay không, thì câu trả lời chắc chắn là có. Tôi nghĩ tổng thống rất can đảm khi công bố lệnh này. Tôi nghĩ ông đang thúc nhanh một cuộc thảo luận cần phải có bên trong xã hội Indonesia. Vì thế đó là một điểm tích cực. Đồng thời, mọi chuyện cũng chưa ngã ngũ. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm.”

Ông Verchot cho rằng dành cho khích lệ các nhà khai phá gia tăng sản lượng tại những đồn điền hiện hữu và trồng lại cây cối phải đi song song với việc gia tăng các tập tục thực thi và bảo trì.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG