BANKOK —
Cảnh sát tại thủ đô Jakarta của Indonesia đã bắt giữ 2 người đàn ông bị cáo buộc âm mưu đánh bom đại sứ quán Miến Ðiện để phản đối cách thức nước này đối xử với người Hồi giáo. Một chuyên gia phân tích về khủng bố nói vụ việc này cho thấy tình trạng bất ổn phe phái ở Miến Ðiện đã tràn ra bên ngoài nước này và nếu không kiểm soát được, có thể khích lệ thêm các phần tử quá khích.
Những chiếc xe tải chở đầy cảnh sát viên Indonesia đã được bố trí quanh đại sứ quán Miến Ðiện ở Jakarta hôm thứ Sáu sau khi họ ngăn chặn đuợc sự cố có thể là một vụ tấn công gây chết người.
Một toán nhân viên chống khủng bố ưu tú hồi khuya hôm qua đã bắt giữ 2 người đàn ông vũ trang bằng chất nổ và bị cáo buộc có liên hệ với các mạng lưới khủng bố và những vụ tấn công mới đây nhắm vào cảnh sát.
Cảnh sát cho hay hai người này đã thú nhận có âm mưu đánh bom đại sứ quán để phản đối cách thức Miến Ðiện đối xử với người Hồi giáo.
Thiếu tướng Boy Rafli Amar là phát ngôn viên cảnh sát Indonesia. Ông nói cảnh sát đã phục kích các nghi phạm vào lúc họ đang lái một chiếc xe máy ở trung tâm Jakarta.
Phát ngôn viên này nói bằng cớ là cảnh sát đã tìm thấy 5 quả bom hoạt động có thể gây thương tích cho người. Theo ông, vào lúc này, cảnh sát chưa thể nói liệu các quả bom này có gây hậu quả nghiêm trọng hay không, nhưng rõ ràng chúng có thể gây thương tích cho mọi người.
Cảnh sát nói họ đã tìm thấy thêm chất liệu gây nổ tại nơi cư trú của các nghi phạm nơi nhà chức trách đã câu lưu một phụ nữ và một em nhỏ.
Cảnh sát tăng cường cũng đã được phái tới tư gia của đại sứ Miến Ðiện tại Indonesia.
Các phần tử cực đoan thuộc chi nhánh ở Indonesia của tổ chức Hizbut Tahrir hồi năm ngoái đã biểu tình phản đối bên ngoài sứ quán Miến Ðiện và kêu gọi thánh chiến.
Ông Rohan Gunaratna là người đứng đầu Trung tâm Quốc tế Nghiện cứu về Khủng bố và Bạo động Chính trị ở Singapore. Ông nói các phần tử cực đoan Indonesia đã nhân danh chính nghĩa của người Hồi giáo ở Burma, còn gọi là Myanmar. Ông nói:
“Đã có những lời kêu gọi liên tục từ phía các thủ lãnh khủng bố ở Indonesia, trong đó có Abu Bakar Bashir, người cầm đầu Jemaah Islamiyah và Jemaah Anshorut Tauhid, 2 nhóm chính, để tiến hành cuộc thánh chiến chống Myanmar. Do đó, về nhiều phương diện các mưu toan này có thể là để đáp lại lời hô hào của Abu Bakar Bashir, và các thủ lãnh khủng bố khác, kêu gọi họ phải tấn công các cơ sở của Myanmar.”
Abu Bakar Bashir đang thụ án tù 15 năm tại Indonesia vì đã tài trợ cho khủng bố. Từ nhà tù, hắn đã công bố một bức thư hồi năm ngoái đe dọa mở cuộc chiến nếu Miến Ðiện tiếp tục bức hại người Rohingya theo Hồi giáo.
Người Rohingya là một sắc dân thiểu số ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện không được thừa nhận là công dân, mặc dù nhiều người đã sống ở đó từ nhiều thế hệ. Họ có rất ít quyền lợi và được Liên Hiệp Quốc coi là một trong số các nhóm thiểu số bị ngược đãi nhất trên thế giới.
Các vụ xung đột phe phái giữa người Phật giáo Rakhine và người Hồi giáo hồi tháng 6 và tháng 10 đã làm 200 người thiệt mạng, đa số là người Rohingya.
Tổ chức Human Rights Watch nói các giới chức an ninh Miến Ðiện và các nhà sư ở bang Rakhine đã khích động việc thanh tẩy sắc tộc. Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này nêu ra bằng chứng về những nấm mồ tập thể có thể đã được dùng để che giấu con số cao hơn những người Hồi giáo bị sát hại.
Bạo động giữa Phật giáo và Hồi giáo sau đó đã lan ra khắp nưóc với ít nhất 45 người thiệt mạng, và nhiều đền thờ Hồi giáo, cơ sở kinh doanh và nhà cửa bị thiêu hủy.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Miến Ðiện đã không ngăn chặn được các phần tử cực đoan Phật giáo, trong đó có cả một số cao tăng, thuyết giảng sự hận thù nhắm vào người Hồi giáo.
Ông Gunaratna nói Miến Ðiện cần phải giải quyết tình trạng căng thẳng trước khi các tổ chức khủng bố đã ngưng hoạt động từ lâu có khả năng quy tụ hậu thuẫn của quần chúng và xây dựng lại các khả năng của họ.
“Và có hai nhóm người Rohingya đang hợp tác với tổ chức Al Jamma al- Islamiya ở Indonesia, một nhóm khủng bố gọi là Tổ chức Ðoàn kết Rohingya và Tổ chức Toàn quốc Rohingya ở Arakan. Và ở thời điểm này, các nhóm này đang hoạt động ở mức rất thấp. Và điều hết sức quan trọng là các vấn đề này phải được giải quyết để các nhóm có hiểm họa này không có được một sức sống mới.”
Một ủy ban do chính phủ Miến Ðiện bổ nhiệm trong tuần này đã đề nghị tăng gấp đôi lực lượng an ninh và các nỗ lực đồng hóa nguời Hồi giáo ở bang Rakhine để ngăn chặn bất ổn thêm.
Nhưng báo cáo của uỷ ban không quy trách nhiệm cho ai về bạo động và đã bị chỉ trích là đổ lỗi một phần cho sinh suất của người Hồi giáo đã gây ra bạo động phe phái.
Những chiếc xe tải chở đầy cảnh sát viên Indonesia đã được bố trí quanh đại sứ quán Miến Ðiện ở Jakarta hôm thứ Sáu sau khi họ ngăn chặn đuợc sự cố có thể là một vụ tấn công gây chết người.
Một toán nhân viên chống khủng bố ưu tú hồi khuya hôm qua đã bắt giữ 2 người đàn ông vũ trang bằng chất nổ và bị cáo buộc có liên hệ với các mạng lưới khủng bố và những vụ tấn công mới đây nhắm vào cảnh sát.
Cảnh sát cho hay hai người này đã thú nhận có âm mưu đánh bom đại sứ quán để phản đối cách thức Miến Ðiện đối xử với người Hồi giáo.
Thiếu tướng Boy Rafli Amar là phát ngôn viên cảnh sát Indonesia. Ông nói cảnh sát đã phục kích các nghi phạm vào lúc họ đang lái một chiếc xe máy ở trung tâm Jakarta.
Phát ngôn viên này nói bằng cớ là cảnh sát đã tìm thấy 5 quả bom hoạt động có thể gây thương tích cho người. Theo ông, vào lúc này, cảnh sát chưa thể nói liệu các quả bom này có gây hậu quả nghiêm trọng hay không, nhưng rõ ràng chúng có thể gây thương tích cho mọi người.
Cảnh sát nói họ đã tìm thấy thêm chất liệu gây nổ tại nơi cư trú của các nghi phạm nơi nhà chức trách đã câu lưu một phụ nữ và một em nhỏ.
Cảnh sát tăng cường cũng đã được phái tới tư gia của đại sứ Miến Ðiện tại Indonesia.
Các phần tử cực đoan thuộc chi nhánh ở Indonesia của tổ chức Hizbut Tahrir hồi năm ngoái đã biểu tình phản đối bên ngoài sứ quán Miến Ðiện và kêu gọi thánh chiến.
Ông Rohan Gunaratna là người đứng đầu Trung tâm Quốc tế Nghiện cứu về Khủng bố và Bạo động Chính trị ở Singapore. Ông nói các phần tử cực đoan Indonesia đã nhân danh chính nghĩa của người Hồi giáo ở Burma, còn gọi là Myanmar. Ông nói:
“Đã có những lời kêu gọi liên tục từ phía các thủ lãnh khủng bố ở Indonesia, trong đó có Abu Bakar Bashir, người cầm đầu Jemaah Islamiyah và Jemaah Anshorut Tauhid, 2 nhóm chính, để tiến hành cuộc thánh chiến chống Myanmar. Do đó, về nhiều phương diện các mưu toan này có thể là để đáp lại lời hô hào của Abu Bakar Bashir, và các thủ lãnh khủng bố khác, kêu gọi họ phải tấn công các cơ sở của Myanmar.”
Abu Bakar Bashir đang thụ án tù 15 năm tại Indonesia vì đã tài trợ cho khủng bố. Từ nhà tù, hắn đã công bố một bức thư hồi năm ngoái đe dọa mở cuộc chiến nếu Miến Ðiện tiếp tục bức hại người Rohingya theo Hồi giáo.
Người Rohingya là một sắc dân thiểu số ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện không được thừa nhận là công dân, mặc dù nhiều người đã sống ở đó từ nhiều thế hệ. Họ có rất ít quyền lợi và được Liên Hiệp Quốc coi là một trong số các nhóm thiểu số bị ngược đãi nhất trên thế giới.
Các vụ xung đột phe phái giữa người Phật giáo Rakhine và người Hồi giáo hồi tháng 6 và tháng 10 đã làm 200 người thiệt mạng, đa số là người Rohingya.
Tổ chức Human Rights Watch nói các giới chức an ninh Miến Ðiện và các nhà sư ở bang Rakhine đã khích động việc thanh tẩy sắc tộc. Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này nêu ra bằng chứng về những nấm mồ tập thể có thể đã được dùng để che giấu con số cao hơn những người Hồi giáo bị sát hại.
Bạo động giữa Phật giáo và Hồi giáo sau đó đã lan ra khắp nưóc với ít nhất 45 người thiệt mạng, và nhiều đền thờ Hồi giáo, cơ sở kinh doanh và nhà cửa bị thiêu hủy.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Miến Ðiện đã không ngăn chặn được các phần tử cực đoan Phật giáo, trong đó có cả một số cao tăng, thuyết giảng sự hận thù nhắm vào người Hồi giáo.
Ông Gunaratna nói Miến Ðiện cần phải giải quyết tình trạng căng thẳng trước khi các tổ chức khủng bố đã ngưng hoạt động từ lâu có khả năng quy tụ hậu thuẫn của quần chúng và xây dựng lại các khả năng của họ.
“Và có hai nhóm người Rohingya đang hợp tác với tổ chức Al Jamma al- Islamiya ở Indonesia, một nhóm khủng bố gọi là Tổ chức Ðoàn kết Rohingya và Tổ chức Toàn quốc Rohingya ở Arakan. Và ở thời điểm này, các nhóm này đang hoạt động ở mức rất thấp. Và điều hết sức quan trọng là các vấn đề này phải được giải quyết để các nhóm có hiểm họa này không có được một sức sống mới.”
Một ủy ban do chính phủ Miến Ðiện bổ nhiệm trong tuần này đã đề nghị tăng gấp đôi lực lượng an ninh và các nỗ lực đồng hóa nguời Hồi giáo ở bang Rakhine để ngăn chặn bất ổn thêm.
Nhưng báo cáo của uỷ ban không quy trách nhiệm cho ai về bạo động và đã bị chỉ trích là đổ lỗi một phần cho sinh suất của người Hồi giáo đã gây ra bạo động phe phái.