Indonesia vừa thông qua một bộ luật mới nhằm ngăn chặn nguồn thu nhập của các tổ chức khủng bố. Các chuyên gia phân tích cho rằng dự luật mới là một bước tiến tích cực, nhưng không cho thấy một sự chuyển biến quan trọng trong các nỗ lực chống khủng bố. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Kate Lamb, cùng với nhiều điều khoản khác, bộ luật nới dành cho nhà chức trách quyền phong tỏa các tài khoản ngân hàng và tịch thu tài sản, và dự trù sẽ giúp cắt đứt nguồn tài trợ cho các nhóm cực đoan ở Indonesia và nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nhân quyền Amir Syamsuddin nói chính phủ cần hiện đại hóa phương pháp chống khủng bố.
Bộ trưởng tư pháp Indonesia nói bộ luật mới nhắm mục đích hoàn thiện các luật lệ về khủng bố của Indonesia cho phù hợp với việc phê chuẫn các công ước quốc tế.
Trong khuôn khổ kế hoạch, bộ tư pháp nói chính phủ phải nhắm mục tiêu vào urat nadi, hay mạch máu tài chính của các hoạt động khủng bố.
Nhưng ông Todd Elliot, một chuyên gia phân tích về khủng bố làm việc ở Jakarta cho tổ chức Concorde Consulting nói bộ luật này nhắm vào việc tranh đua với khối các nước G-20 hơn là một sự chuyển biến nổi bật trong các nỗ lực chống khủng bố.
Ông Elliot nói: “Tôi nghĩ trong trường hợp này, nó có vẻ là một cử chỉ tượng trưng để đưa Indonesia vào hàng các nước khác, nhất là các nước trong khối G-20 đòi hỏi có các luật lệ đối phó với việc tài trợ khủng bố. Ða số các hoạt động khủng bố ở Indonesia khá rẻ tiền, ở quy mô nhỏ và được điều hành bằng tiền mặt cho nên tôi không cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng nhiều đến các phong trào khủng bố trong việc cản trở các phong trào này.”
Tuy không mang tính cách mạng, bộ luật này có đề ra các hình phạt mới gắt gao.
Những người bị cáo buộc âm mưu với người khác tài trợ cho các hoạt động khủng bốc có thể bị tù chung thân. Các công ty bị tố cáo phạm các tội tương tự có thể bị phạt tới 10 triệu đôla.
Trong khi các mối đe doạ khủng bố nghiêm trọng ở Indonesia phần lớn đã bị dập tắt, các nhóm thánh chiến lẻ tẻ tiếp tục đề ra một nguy cơ – và bọn này đang tìm những các mới để tài trợ cho các hoạt động của chúng.
Năm ngoái cảnh sát đã bắt giữ và truy tố 2 cá nhân về tội tiếp cận tiền bạc bằng cách phá trên mạng và dùng ngân quỹ để tài trợ cho các hoạt động thánh chiến ở Java và Sulawesi.
Tuần trước, một người đã bị tuyên án 8 năm tù và bị phạt 51.000 đôla.
Ông Elliot nói các luật lệ về chống khủng bố và rửa tiền hiện hành đủ hữu hiệu để đối phó với những vụ như thế.
Và nếu chính phủ nghiêm túc hơn về việc diệt trừ các hoạt động quá khích thì họ nên tu chính Bộ luật Chống khủng bố năm 2003. Nhưng theo ông, thì việc đó cũng có các thách thức riêng.
Ông Todd nói: “Ðó là một vấn đề cực kỳ nhậy cảm và có một số đảng phái có cơ sở tôn giáo chống lại…Cơ quan chống khủng bố đã đệ trình một dự thảo tu chính ra hạ viện và dự trù đưa vào danh sách thảo luận năm nay nhưng họ nói rằng họ không có thời giờ để làm việc đó mặc dầu họ đã đưa một số các dự luật khác có vẻ như không quan trọng hay cấp thiết bằng. Nó giống như một củ khoai nóng mà không ai muốn đụng tới mà tất cả đều đồng ý rằng cần phải làm một cái gì đó.”
Indonesia chưa nếm trải một vụ tấn công khủng bố quy mô lớn nào kể từ sau hai vụ đánh bom vào các khách sạn J.W. Marriott và Ritz tại Jakarta vào năm 2009.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nhân quyền Amir Syamsuddin nói chính phủ cần hiện đại hóa phương pháp chống khủng bố.
Bộ trưởng tư pháp Indonesia nói bộ luật mới nhắm mục đích hoàn thiện các luật lệ về khủng bố của Indonesia cho phù hợp với việc phê chuẫn các công ước quốc tế.
Trong khuôn khổ kế hoạch, bộ tư pháp nói chính phủ phải nhắm mục tiêu vào urat nadi, hay mạch máu tài chính của các hoạt động khủng bố.
Nhưng ông Todd Elliot, một chuyên gia phân tích về khủng bố làm việc ở Jakarta cho tổ chức Concorde Consulting nói bộ luật này nhắm vào việc tranh đua với khối các nước G-20 hơn là một sự chuyển biến nổi bật trong các nỗ lực chống khủng bố.
Ông Elliot nói: “Tôi nghĩ trong trường hợp này, nó có vẻ là một cử chỉ tượng trưng để đưa Indonesia vào hàng các nước khác, nhất là các nước trong khối G-20 đòi hỏi có các luật lệ đối phó với việc tài trợ khủng bố. Ða số các hoạt động khủng bố ở Indonesia khá rẻ tiền, ở quy mô nhỏ và được điều hành bằng tiền mặt cho nên tôi không cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng nhiều đến các phong trào khủng bố trong việc cản trở các phong trào này.”
Tuy không mang tính cách mạng, bộ luật này có đề ra các hình phạt mới gắt gao.
Những người bị cáo buộc âm mưu với người khác tài trợ cho các hoạt động khủng bốc có thể bị tù chung thân. Các công ty bị tố cáo phạm các tội tương tự có thể bị phạt tới 10 triệu đôla.
Trong khi các mối đe doạ khủng bố nghiêm trọng ở Indonesia phần lớn đã bị dập tắt, các nhóm thánh chiến lẻ tẻ tiếp tục đề ra một nguy cơ – và bọn này đang tìm những các mới để tài trợ cho các hoạt động của chúng.
Năm ngoái cảnh sát đã bắt giữ và truy tố 2 cá nhân về tội tiếp cận tiền bạc bằng cách phá trên mạng và dùng ngân quỹ để tài trợ cho các hoạt động thánh chiến ở Java và Sulawesi.
Tuần trước, một người đã bị tuyên án 8 năm tù và bị phạt 51.000 đôla.
Ông Elliot nói các luật lệ về chống khủng bố và rửa tiền hiện hành đủ hữu hiệu để đối phó với những vụ như thế.
Và nếu chính phủ nghiêm túc hơn về việc diệt trừ các hoạt động quá khích thì họ nên tu chính Bộ luật Chống khủng bố năm 2003. Nhưng theo ông, thì việc đó cũng có các thách thức riêng.
Ông Todd nói: “Ðó là một vấn đề cực kỳ nhậy cảm và có một số đảng phái có cơ sở tôn giáo chống lại…Cơ quan chống khủng bố đã đệ trình một dự thảo tu chính ra hạ viện và dự trù đưa vào danh sách thảo luận năm nay nhưng họ nói rằng họ không có thời giờ để làm việc đó mặc dầu họ đã đưa một số các dự luật khác có vẻ như không quan trọng hay cấp thiết bằng. Nó giống như một củ khoai nóng mà không ai muốn đụng tới mà tất cả đều đồng ý rằng cần phải làm một cái gì đó.”
Indonesia chưa nếm trải một vụ tấn công khủng bố quy mô lớn nào kể từ sau hai vụ đánh bom vào các khách sạn J.W. Marriott và Ritz tại Jakarta vào năm 2009.