JAKARTA —
Những hoạt động khủng bố cấp địa phương và những vụ rối loạn ngày càng nhiều ở Indonesia là một trong những thách thức lớn đối với chính phủ ở Jakarta. Nhưng việc sử dụng vũ lực của cảnh sát đã làm gia tăng sự phẫn nộ trong số những người có chủ trương cực đoan. Theo tường thuật của thông tín viên Sara Schonhardt của đài VOA ở Jakarta, nếu cảnh sát không tìm cách giảm thiểu số người bị giết, quân đội có thể sẽ nắm giữ một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ an ninh.
Poso, một khu vực ở Trung Sulawesi từng bị hoành hành bởi bạo động giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, giờ đây đã trở thành trọng tâm mới nhất của các nỗ lực của cảnh sát để diệt trừ chủ nghĩa khủng bố ở Indonesia.
Trong vài tháng nay, những vụ giao tranh giữa các lực lượng an ninh và những phần tử hiếu chiến đã gây tử vong cho mười mấy người. Vụ xung đột này cũng làm gia tăng những mối lo ngại là phe hiếu chiến đang tập họp lại ở những khu vực núi non hẻo lánh từng là sào huyệt của các phong trào khủng bố trong quá khứ.
Trong một cuộc họp báo mới đây, một nhà phân tích an ninh cho biết có phần chắc là những phần tử hiếu chiến sẽ không có khả năng để thực hiện những vụ tấn công khủng bố qui mô lớn như những năm trước.
Nhưng hành động mạnh tay của cảnh sát đang gây phẫn nộ cho những người có chủ trương cực đoan và điều này có thể có tác động lớn trong xã hội.
Bà Sidney Jones, một nhà phân tích cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta, cho biết như sau:
"Sự phẫn nộ này có tính chất nghiêm trọng và nó có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt chính trị. Nó cũng có thể đưa tới những lập luận để biện minh cho chủ trương là quân đội phải nắm một vai trò lớn hơn trong việc xử lý vấn đề khủng bố."
Bà Jones cho biết sự chỉ trích của các nhóm Hồi giáo chính mạch về những cuộc hành quân của cảnh sát có thể làm giảm đi sự ủng hộ chính trị dành cho Biệt đội 88, một đơn vị chống khủng bố do Hoa Kỳ và Australia huấn luyện và được thành lập sau vụ nổ bom năm 2002 trên đảo du lịch Bali giết chết hơn 200 người.
Sự tin tưởng đối với cảnh sát vốn đã ở mức thấp, và một số các nhà phân tích tin rằng đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono mới đây đã ban hành một chỉ thị để cho phép quân đội trợ giúp cảnh sát trong việc ứng phó với những vụ xung đột giữa các cộng đồng dân cư.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng chỉ thị vừa kể là “không cần thiết” và có thể đưa tới những vụ chà đạp nhân quyền bởi các lực lượng an ninh vốn đã có nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trong một thời gian rất lâu.
Ông Haris Azhar là một điều hợp viên của Uûy ban Người mất tích và Nạn nhân của Bạo lực. Ông cho biết như sau:
"Bất kể là có chiến tranh hay không, điều mà tổng thống muốn nói là đây là lúc quân đội phải ra tay. Với chỉ thịï này của tổng thống quân đội sẽ nắm giữ nhiều vai trò hơn và thực hiện nhiều hành động hơn."
Không giống như lực lượng cảnh sát dân sự, Biệt đội 88 có sự ủng hộ khá mạnh mẽ của công chúng vì đã góp phần làm tê liệt nhóm Jemaah Islamiyah, là tổ chức khủng bố vùng Đông Nam Á có liên hệ với al-Qaida và từng thực hiện vụ đánh bom trên đảo Bali năm 2002.
Tuy nhiên, con số những người bị nghi là những phần tử hiếu chiến bị cảnh sát giết chết ngày càng nhiều đã khiến một số người e rằng lực lượng này không làm đủ để bắt giữ nghi can thay vì giết chết họ. Ông Azhar nói rằng sự tàn bạo này đang làm gia tăng tinh thần cực đoan mà cảnh sát muốn bài trừ.
Ông Azhar nói: "Bây giờ chúng tôi có hai vấn đề, vấn đề khủng bố và vấn đề bản thân cuộc chiến chống khủng bố. Có một điều rất rõ ràng là cảnh sát đã có biểu hiện rất đỗi tệ hại."
Sự tức giận đối với cảnh sát đã tăng mạnh lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2010 sau khi họ phá vỡ một trại huấn luyện khủng bố trong vùng rừng núi hẻo lánh trong tỉnh Aceh ở miền bắc đảo Sumatra. Những sự phát giác tại trại này đã đưa tới một chiến dịch ruồng bố trên cả nước, làm cho hàng trăm nghi can chủ chiến bị bắt, bị giết hoặc bị tuyên án tù.
Bà Sidney Jones cho biết đợt trấn áp đó đã đụng tới hầu như tất cả các nhóm Hồi giáo chủ chiến ở Indonesia và làm cho cảnh sát trở thành kẻ thù số một. Bà cho rằng cảnh sát cần phải tìm cách giảm bớt số người bị giết và thực hiện thêm những cuộc phân tích hậu hành quân, vì nếu không, thì những nhóm vốn không mấy nguy hiểm giờ đây có thể dùng bạo động để tuyển mộ thêm thành viên. Bà Jones nói rằng nếu việc trả thù cảnh sát đã là động cơ số một, thì việc càng có nhiều người bị cảnh sát giết chết sẽ mang lại thêm lực đẩy cho một số người đông đảo hơn để họ tham gia phong trào thánh chiến.
Poso, một khu vực ở Trung Sulawesi từng bị hoành hành bởi bạo động giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, giờ đây đã trở thành trọng tâm mới nhất của các nỗ lực của cảnh sát để diệt trừ chủ nghĩa khủng bố ở Indonesia.
Trong vài tháng nay, những vụ giao tranh giữa các lực lượng an ninh và những phần tử hiếu chiến đã gây tử vong cho mười mấy người. Vụ xung đột này cũng làm gia tăng những mối lo ngại là phe hiếu chiến đang tập họp lại ở những khu vực núi non hẻo lánh từng là sào huyệt của các phong trào khủng bố trong quá khứ.
Trong một cuộc họp báo mới đây, một nhà phân tích an ninh cho biết có phần chắc là những phần tử hiếu chiến sẽ không có khả năng để thực hiện những vụ tấn công khủng bố qui mô lớn như những năm trước.
Nhưng hành động mạnh tay của cảnh sát đang gây phẫn nộ cho những người có chủ trương cực đoan và điều này có thể có tác động lớn trong xã hội.
Bà Sidney Jones, một nhà phân tích cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta, cho biết như sau:
"Sự phẫn nộ này có tính chất nghiêm trọng và nó có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt chính trị. Nó cũng có thể đưa tới những lập luận để biện minh cho chủ trương là quân đội phải nắm một vai trò lớn hơn trong việc xử lý vấn đề khủng bố."
Bà Jones cho biết sự chỉ trích của các nhóm Hồi giáo chính mạch về những cuộc hành quân của cảnh sát có thể làm giảm đi sự ủng hộ chính trị dành cho Biệt đội 88, một đơn vị chống khủng bố do Hoa Kỳ và Australia huấn luyện và được thành lập sau vụ nổ bom năm 2002 trên đảo du lịch Bali giết chết hơn 200 người.
Sự tin tưởng đối với cảnh sát vốn đã ở mức thấp, và một số các nhà phân tích tin rằng đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono mới đây đã ban hành một chỉ thị để cho phép quân đội trợ giúp cảnh sát trong việc ứng phó với những vụ xung đột giữa các cộng đồng dân cư.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng chỉ thị vừa kể là “không cần thiết” và có thể đưa tới những vụ chà đạp nhân quyền bởi các lực lượng an ninh vốn đã có nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trong một thời gian rất lâu.
Ông Haris Azhar là một điều hợp viên của Uûy ban Người mất tích và Nạn nhân của Bạo lực. Ông cho biết như sau:
"Bất kể là có chiến tranh hay không, điều mà tổng thống muốn nói là đây là lúc quân đội phải ra tay. Với chỉ thịï này của tổng thống quân đội sẽ nắm giữ nhiều vai trò hơn và thực hiện nhiều hành động hơn."
Không giống như lực lượng cảnh sát dân sự, Biệt đội 88 có sự ủng hộ khá mạnh mẽ của công chúng vì đã góp phần làm tê liệt nhóm Jemaah Islamiyah, là tổ chức khủng bố vùng Đông Nam Á có liên hệ với al-Qaida và từng thực hiện vụ đánh bom trên đảo Bali năm 2002.
Tuy nhiên, con số những người bị nghi là những phần tử hiếu chiến bị cảnh sát giết chết ngày càng nhiều đã khiến một số người e rằng lực lượng này không làm đủ để bắt giữ nghi can thay vì giết chết họ. Ông Azhar nói rằng sự tàn bạo này đang làm gia tăng tinh thần cực đoan mà cảnh sát muốn bài trừ.
Ông Azhar nói: "Bây giờ chúng tôi có hai vấn đề, vấn đề khủng bố và vấn đề bản thân cuộc chiến chống khủng bố. Có một điều rất rõ ràng là cảnh sát đã có biểu hiện rất đỗi tệ hại."
Sự tức giận đối với cảnh sát đã tăng mạnh lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2010 sau khi họ phá vỡ một trại huấn luyện khủng bố trong vùng rừng núi hẻo lánh trong tỉnh Aceh ở miền bắc đảo Sumatra. Những sự phát giác tại trại này đã đưa tới một chiến dịch ruồng bố trên cả nước, làm cho hàng trăm nghi can chủ chiến bị bắt, bị giết hoặc bị tuyên án tù.
Bà Sidney Jones cho biết đợt trấn áp đó đã đụng tới hầu như tất cả các nhóm Hồi giáo chủ chiến ở Indonesia và làm cho cảnh sát trở thành kẻ thù số một. Bà cho rằng cảnh sát cần phải tìm cách giảm bớt số người bị giết và thực hiện thêm những cuộc phân tích hậu hành quân, vì nếu không, thì những nhóm vốn không mấy nguy hiểm giờ đây có thể dùng bạo động để tuyển mộ thêm thành viên. Bà Jones nói rằng nếu việc trả thù cảnh sát đã là động cơ số một, thì việc càng có nhiều người bị cảnh sát giết chết sẽ mang lại thêm lực đẩy cho một số người đông đảo hơn để họ tham gia phong trào thánh chiến.