Đường dẫn truy cập

Indonesia vẫn chật vật quản lý rừng mưa nhiệt đới tự nhiên


Nhà nghiên cứu sinh học Rudi Putra đang phối họp các nỗ lực cứu các khu rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra, Indonesia
Nhà nghiên cứu sinh học Rudi Putra đang phối họp các nỗ lực cứu các khu rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra, Indonesia
Indonesia là nơi hiện diện một trong số những khu vực lớn nhất có rừng mưa nhiệt đới trên thế giới và cũng là một trong những nơi có tỉ lệ phá rừng cao nhất. Nhưng đang có những dấu hiệu tiến bộ trong nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế với việc bảo tồn các rừng mưa nhiệt đới tự nhiên.

Trong những thập niên gần đây, hàng triệu hecta rừng của Indonesia đã bị khai quang vì hoạt động khai thác gỗ lậu và việc lập các đồn điền cho các ngành công nghiệp gỗ, bột giấy, giấy và dầu cọ.

Năm 2010, các chính phủ của Na Uy và Indonesia đã ký một thỏa thuận một tỉ đô-la để áp đặt một lệnh cấm khai quang đất than bùn và rừng tự nhiên. Thỏa thuận được xem như là một phương cách để giúp Indonesia đạt được mục tiêu kiên quyết cắt giảm khí thải carbon xuống 26% vào năm 2020.

Nhưng bất chấp lệnh cấm, các rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị phá sạch để làm công nghiệp, một phần do quản trị yếu kém và tham nhũng tràn lan.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học và môi trường đã chật vật thuyết phục người dân Indonesia ở nông thôn rằng việc bảo vệ rừng là lợi ích lâu dài của họ.

Khoa học gia Eric Meijaard nói thông điệp đó bắt đầu có tác dụng vì người dân nhận ra những thiệt hại to lớn về kinh tế của việc phá rừng. Ông nói:

“Những nhóm người lớn bắt đầu hiểu rằng các lợi ích có được, cơ hội việc làm tăng lên, cơ sở hạ tầng không bù đắp được các thiết hại. Những người này nêu rõ sự kiện này và đây là điều mà chính phủ có thể sử dụng như một sự đóng góp ý kiến.”

Ông Meijaard đã dành ra nhiều năm để phác họa nhận thức của người dân về việc phá rừng trên đảo Kalimantan.

Nhiều công ty lớn hoạt động trong các ngành công nghiệp dầu cọ và bột gỗ và giấy ở Indonesia gần đây cam kết “không phá rừng” trong khi chính phủ cũng bắt đầu truy tố các công ty chặt và đốt rừng bất hợp pháp.

Ông Fadhil Hasan, giám đốc điều hành của Hiệp hội Dầu cọ Indonesia, nói mặc dù sự bền vững không xảy ra trong một đêm, nhưng ngành công nghiệp dầu cọ đang đi đúng hướng.
Ðể bắt đầu, Tiêu chầu Dầu cọ bền vững của Indonesia, hay ISPO, sẽ trở nên bắt buộc vào cuối năm nay. Ông cho biết:

“Năm 2011, chính quyền Indonesia đã đưa ra tiêu chuẩn dầu cọ bền vững và rồi hy vọng năm 2014, tất cả các đồn điền dầu cọ hoạt động ở Indonesia sẽ được chứng nhận ISPO cho dầu cọ bền vững. Do đó mong là chúng tôi đang cải thiện.”

Indonesia là nước lớn nhất thế giới sản xuất dầu cọ, vốn được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng như xà phòng và son môi. Ngành công nghiệp này hiện thuê mướn hơn 5 triệu người tại đây.

Trong khi hiệp hội dầu cọ Indonesia tuyên bố chỉ có một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ các đồn điền được phát triển trong các rừng tự nhiên, các nhóm dân bản địa cho rằng việc phá rừng đang gây tổn hại cho họ.

Vào tháng 5 năm ngoái, tòa án hiến pháp Indonesia đã đưa ra một phán quyết quan trọng công bố quyền sở hữu của chính phủ về các khu rừng về mặt pháp lý là vô hiệu, vô giá trị.

Bà Rukka Sombolinggi của Liên minh những người dân tộc thiều số của quần đảo nói rằng chính phủ đã chậm chạp trong việc thực hiện phán quyết của tòa án.

Bà nói trong khi tiến trình phức tạp để lập bản đồ các khu rừng đang được được thực hiện thì chính phủ tiếp tục cấp hợp đồng trong các khu vực rừng được bảo vệ:

“Vấn đề hiện nay là bởi vì chúng tôi không có quyền được công nhận và bảo vệ cụ thể, chính quyền rất dễ cho phép và cấp phép cho các khu vực tư nhân, các công ty tư nhân mà không xem xét đến việc có những người bản địa đang sinh sống trong khu vực này.”

Hậu quả của việc phá rừng đáng kể là Indonesia trở thành nước đứng hàng thứ ba về mức khí có hiệu ứng nhà kính trên thế giới, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG