Đường dẫn truy cập

Indonesia xem xét báo cáo về các mảnh vỡ trong khu vực tìm kiếm


Lực lượng không quân Singapore trên máy bay C-130 tham gia tìm kiếm và xác định vị trí máy bay AirAsia QZ8501 bị mất tích trên biển, ngày 29/12/2014.
Lực lượng không quân Singapore trên máy bay C-130 tham gia tìm kiếm và xác định vị trí máy bay AirAsia QZ8501 bị mất tích trên biển, ngày 29/12/2014.

Gần 900 người chết, mất tích vì tai nạn hàng không năm 2014

Gần 900 chết hoặc mất tích trong những tai họa về hàng không trên khắp thế giới trong năm nay, đặc biệt là ở những nước thuộc Đông Nam Á. 3 tai nạn lớn liên quan đến thời tiết, 2 phi cơ bị bắn rơi ở miền đông Ukraine và 1 bị lâm nạn vì trục trặc máy móc.

Hàng trăm hành khách và nhân viên phi hành vẫn còn trong danh sách mất tích trong vụ chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia biến mất vào tháng 3.

Ngày 11 tháng 2 - Chiếc máy bay C-130 của Lực lượng không quân Algeria do hãng Lockheed sản xuất chở 78 quân nhân và phi hành đoàn bị rơi trong chuyến bay nội địa từ Tamanrasset đến Constantine. Chỉ có 1 người sống sót. Bộ Quốc phòng của Algiria nói rằng máy bay lâm nạn vì bão và tuyết trong vùng núi non Oum El-Bouaghi.

Ngày 8 tháng 3 - Chuyến bay 370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất trên tuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 hành khách trên máy bay. Không tìm được xác máy bay mặc dù công tác tìm kiếm trải rộng trên 24.000 dăm vuông.

Ngày 14 tháng 6 – Máy bay II-76 do hãng Iiyushin sản xuất, chở binh sĩ và thiết bị bị súng phòng không bắn rơi ở miền đông Ukraine khi tiến đến phi trường Luhansk. Tất cả 49 người trên phi cơ tử vong. Lực lượng quân sự Ukraine đang trong tình trạng xung đột với thành phần ly khai thân Nga trong vùng vào thời điểm này.

Ngày 17 tháng 7 – Chuyến bay 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị bắn rơi trong vùng do phiến quân kiểm soát ở miền đông Ukraine, toàn bộ 298 người trên phi cơ đều chết. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry lên án Nga điều mà ông gọi là “chứng cớ quá nhiều” về sự đồng lõa trong vụ chiếc máy bay bị bắn rơi.

Ngày 23 tháng 7 – Chuyến bay nội địa 222 của hãng hàng không TransAsia Airways ở Đài Loan rơi trên Đảo Bành Hồ trong thời tiết mưa và gió trong tuyến bay từ Phi trường Quốc tế Cao Hùng. Có 58 người trên máy bay, chỉ có 10 sống soát. Một phúc trình sơ khởi do các viên chức hàng không phổ biến hôm thứ Sáu nói rằng các phi công không thấy được đường băng sau khi tìm cách đáp xuống lần đầu những không được.

Ngày 24 tháng 7 – Chuyến bay 5017 của hãng hàng không Air Algérie bị vỡ tan do va chạm mạnh sau khi gặp thời tiết xấu khi đang bay trên vùng trời Mali trên tuyến đường từ Burkina Faso đến Algiers. Tất cả 118 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn.

Ngày 10 tháng 8 – Chuyến bay 5915 của hãng hàng không nội địa Sepahan Airlines của Iran bay từ Tehran đến Tabas bị rơi chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh. 39 trong số 48 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Người đứng đầu ngành hàng không của Iran nói rằng những người trên máy bay không chết khi máy bay rơi mà chết vì máy bay bốc cháy sau đó. Thông tấn xã Iran nói rằng nguyên nhân tai nạn là vì động cơ bị hư.

Giới hữu trách Indonesia xác nhận một chiếc máy bay tìm kiếm của Australia đã trông thấy những mảnh vỡ trong vùng biển ngoài khơi Borneo, cách vị trí cuối cùng biết được về chuyến bay 8501 của hãng AirAsia khoảng 1.100 mét. Nhưng chưa có xác nhận rằng những vật này có liên hệ đến chiếc máy bay bị mất tích, chở 162 người. Thông tín viên Steve Herman tại văn phòng Đông Nam Á của đài VOA tại Bangkok ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho bay 30 chiếc tàu và 15 máy bay, gồm cả máy bay thường lẫn máy bay trực thăng – đã được huy động trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Airbus A320. Nhưng ông tìm cách hạ giảm những hy vọng tìm ra được chiếc phản lực cơ bị mất tích mà người đứng đầu cơ quan tìm kiếm của Indonesia nói là có phần chắc ‘nằm dưới đáy biển.”

Ông Kalla nói đương nhiên người ta trông đợi sẽ tìm được chiếc máy bay càng sớm càng hay, tuy chưa thấy mục tiêu ở đâu.

Phó tổng thống Indonesia nêu ra rằng chuyến bay 370 của hãng hàng không Malaysia bị mất tích hồi tháng 3 trong vùng biển sâu ngoài khơi Australia cũng vẫn chưa xác định được vị trí và các phản lực cơ mất tích khác trong những năm gần đây phải mất nhiều tháng hay lâu hơn mới tìm ra được.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ nằm trong số các nước đề nghị góp nguồn lực vào công tác ở một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Máy bay của Australia, Malaysia và Singapore đã tham gia cuộc tìm kiếm trên không phận vùng biển tương đối cạn.

Tại Jakarta, Bộ Giao thông nói chính phủ sẽ duyết lại các hoạt động của chinh nhánh tại Indonesia của hãng AirAsia.

Giám đốc điều hành tập đoàn chủ quản Tony Fernandes giải thích với các phóng viên rằng trước chuyến bay 8501 ngày chủ nhật, hãng AirAsia “chưa hề tổn thất một sinh mạng nào.”

Ông Fernandes cho biết tính tới thời điểm này, hãng đã chở 220 triệu người. Đương nhiên sẽ có những phản ứng, nhưng hãng tin tưởng vào khả năng bay của công ty và sẽ tiếp tục vững mạnh.

Chuyến bay 8501 của hãng AirAsia ở Indonesia chở 162 người – đa số là người Indonesia, rời Surabaya để đến phi trường Changi của Singapore vào ngày chủ nhật trong hành trình lẽ ra mất 2 tiếng đồng hồ. Nhưng đến khoảng nửa đường thì máy bay mất tích.

Một phi công đã yêu cầu các kiểm soát viên không lưu cho máy bay tăng độ cao khoảng 1800 mét lên tới gần 11.600 mét để tránh trời bão. Nhưng có lẽ đã không được phép vì một máy bay khác đang bay trong khu vực.

Kiểm soát viên dưới đất không nhận được lời kêu cứu của phi hành đoàn và liên lạc bằng radar đã bị mất khoảng 6 phút sau khi chiếc Airbuas chuyển đi tin tức cuối cùng bằng vô tuyến.

Phi công chính chỉ huy máy bay rất có kinh nghiệm với hơn 20.000 giờ bay, trong đó có khoảng 6.000 giờ bay với hãng AirAsia Indonesia trong buồng lái của chiếc Airbus A320.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG