Iran hôm thứ 31/7 bày tỏ hoài nghi về đề nghị của Tổng thống Donald Trump nói ông sẵn sàng đàm phán với các đối tác Iran "bất cứ lúc nào", nhưng các quan chức cấp cao của nước Cộng hòa Hồi giáo này không lập tức bác bỏ đề nghị ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
không nên lập tức gạt sang một bên đề nghị đàm phán của TT Mỹ Donald Trump.Giáo sĩ Ali Akbar Nategh Nouri, một thành viên của Hội đồng Nhận thức hòa hợp Iran
Giáo sĩ cấp cao Ali Akbar Nategh Nouri, một thành viên thuộc Hội đồng Nhận thức hòa hợp Iran, một cơ quan có nhiều thế lực, cho rằng đề nghị của TT Trump hôm 30/7 rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani, không nên bị lập tức gạt sang một bên.
Ông Nategh Nouri, từng là phụ tá của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, nói: "Đề xuất đó nên được thảo luận trong Hội đồng An ninh Quốc gia". Ông Nouri nói Iran phải cân nhắc động thái của Mỹ nhưng ông khuyến cáo: "chúng ta không nên vui mừng hay tỏ ra quá phấn khích về đề nghị này."
"Ông Trump có thể lợi dụng sự phấn khích quá mức của chúng ta", ông khuyến cáo, "Đây có thể là một cách để trắc nghiệm phản ứng của chúng ta."
Ông Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi một thỏa thuận đạt được hồi đầu năm giữa Iran với một số cường quốc nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.
Hôm thứ Hai giữa lúc các biện pháp trừng phạt mới được tái khởi động, ông Trump tin rằng Iran sẽ liên lạc và đề nghị trở lại bàn đàm phán, ông nói "chúng tôi đã sẵn sàng để đi dến một thỏa thuận thực sự."
Hôm thứ Hai, ông nói ông có thể gặp phía Iran mà "không đặt ra điều kiện tiên quyết", ông Trump nói thêm "nếu Iran muốn gặp, tôi sẽ gặp họ bất cứ lúc nào họ muốn."
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng có một cuộc điện đàm ngắn với Tổng thống Rouhani hồi năm 2013, lúc đang tiến hành các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận hạt nhân. Đây là lần đầu tiên Tổng thống hai nước trao đổi với nhau kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, và vụ tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ, dẫn tới việc cắt đứt quan hệ bang giao giữa hai nước.
Trong những bình luận công khai đầu tiên của ông sau đề nghị của Tổng thống Trump, ông Rouhani tránh đề cập tới những bình luận của ông Trump, mà thay vào đó, nhấn mạnh với các nước khác cũng tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran, về sự cần thiết phải thực hiện cam kết của họ sẽ cố vớt vát thỏa thuận này.
Sau khi hội đàm với tân Đại sứ Anh Rob Macaire, ông Rouhani nói: "Hôm nay chúng ta đang ở tại một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử liên quan tới thỏa thuận hạt nhân, và các biện pháp minh bạch của các nước châu Âu nhằm bù đắp lại cho động thái bất hợp pháp của Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận, là điều rất quan trọng đối với đất nước Iran".
Anh, cùng với Trung Quốc, Đức, Pháp, Nga và Liên minh châu Âu đang đàm phán với Iran về cách làm thế nào để duy trì thỏa thuận này.
Giới lãnh đạo Iran trước đây bác bỏ đàm phán trực tiếp với ông Trump sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.
ISNA, hãng tin bán chính thức của Iran, trích lời ông Hamid Aboutalebi, cố vấn chính trị của Tổng thống Rouhani, nói rằng muốn đàm phán diễn ra, Mỹ phải lật ngược quyết định rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký kết.