Cơ quan vận hành nhà máy Fukushima-1 bị hư hại nặng, và chính phủ Nhật Bản cho rằng tình trạng tệ hại nhất ở nhà máy đã qua.
Nhưng Chủ tịch công ty Điện lực Tokyo là ông Masataka Shimizu lại lên tiếng xin lỗi đã gây ra cuộc khủng hoảng kéo dài cả tháng nay gây ra mối quan ngại về sức khỏe và môi trường sâu rộng ở Nhật Bản.
Lên tiếng tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay, ông Shimizu cho biết công ty ông đang chuẩn bị bồi thường cho những ai sinh sống gần nhà máy, chủ yếu là các nông dân và ngư phủ mà sinh kế đã bị thiệt hại bởi tai nạn hạt nhân tệ hại nhất này.
Ông Shimizu cũng cam kết sẽ chú ý đến lời Thủ tướng Naoto Kan yêu cầu công ty nhanh chóng có những biện pháp giảm bớt tình trạng nguy hiểm. Về điểm nay, ông Shimizu cho biết công ty đang tính tới chuyện di chuyển những thanh nhiên liệu bị nhiễm phóng xạ tới một nơi an toàn hơn, tránh gây ra thiệt hại.
Trong khi đó, những xe tải thường đượïc dùng để đổ bê tông đang tưới nhiều tấn nước vào những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng có phát ra phóng xạ. Những thanh nhiên liệu vừa kể phải được ngâm trong nước để tránh bị nóng lên tới nhiệt độ nguy hiểm tạo ra mức độ phóng xạ cao trong môi trường.
Công tác bơm 900 tấn nước có chất độc ra khỏi một đường hầm dưới mặt đất kế bên tòa nhà đặt các tua bin cũng được tiếp tục. Nước bị nhiễm phóng xạ cao tại đó gây trở ngại cho công tác sửa chữa.
Nỗ lực khắc phục thiệt hại đã bị cản trở liên tục trong những ngày qua bởi những cơn hậu chấn lớn. Những cơn chấn động vừa kể buộc các công nhân phải ngưng công việc đang làm và tìm chỗ ẩn nấp cho tới khi thấy là cơn động đất không gây ra thêm thiệt hại và sẽ không xảy ra thêm sóng thần.
Chính trận động đất mạnh 9 độ gây ra cơn sóng thần ước tính cao khoảng 15 mét đã làm hư hại 6 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Vẫn chưa biết rõ sự hư hại tại các lò phản ứng tệ hại như thế nào.
Hai lò phản ứng khác đã không sử dụng từ hôm 11 tháng 3 và không bị hư hại. Chính phủ Nhật Bản cho biết một số thanh nhiên liệu của ít nhất một trong các lò phản ứng đã bị nóng chảy một phần.
Hôm nay các giới chức bênh vực cho việc họ trì hoãn chuyện chính thức coi thiên tai vừa kể ngang hàng với vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở liên bang Xô viết cũ năm 1986. Mức độ 7 về nguy hại có nghĩa đây là một tai nạn lớn tác động rộng rãi đến sức khỏe của nhân loại và môi trường.
Chính phủ Nhật nói rằng trước đó họ không có đủ số liệu để lượng định việc tăng mức độ nguy hiểm số 5 tại nhà máy Fukushima.
Tuy nhiên, Cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật nhân mạnh rằng tổng số lượng phóng xạ thoát ra từ Fukushima vẫn dưới 1/10 của số phóng xạ thoát ra tại Chernobyl, tai nạn lớn nhất về nhà máy hạt nhân trên thế giới.
Các công nhân đang cố gắng giữ mức độ đó trong khi tránh bị nhiễm mức phóng xạ trên giới hạn mà chính phủ Nhật đã nới rộng đối với những người làm việc trong các cơ sở hạt nhân.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân cộng thêm vào nỗi thống khổ của nước Nhật. Ba thảm kịch song hành, gồm động đất, sóng thần và phóng xạ ước tính đã gây thiệt hại cho Nhật Bản tới 300 tỉ đôla, khiến thiên tai vừa kể trở thành thiên tai tệ hại nhất trên thế giới.
Theo báo cáo thì đã đạt được đôi chút tiến bộ đạt tại nhà máy địện hạt nhân bị hư hại trong trận động đất mạnh 9 độ hồi tháng trước và tiếp theo là cơn sóng thần lớn. Từ Futaba, nơi tọa lạc nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đường dẫn liên quan
Đọc nhiều nhất
1