WASHINGTON —
vào lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc mở vòng thứ 5 của cuộc Ðối thoại Kinh tế trong ngày hôm nay, các giới chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ lấy làm lạc quan rằng hai bên sẽ đồng ý hợp tác về nhiều vấn đề sách lược. Nhưng theo các chuyên gia, những bất đồng quan trọng có thể nổi lên trong các cuộc thảo luận về kinh tế, là nơi sự cạnh tranh giữa hai nước được nêu bật qua vụ tranh cãi xoay quanh vấn đề an ninh mạng. Từ thủ đô Washington, thông tín viên VOA Natalie Liu ghi nhận thêm chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Vòng đàm phán mới nhất này diễn ra vào một thời điểm mà thị trường Hoa Kỳ đang cho thấy các dấu hiệu tiến bộ liên tục – trong khi nền kinh tế Trung Quốc dường như đang bước vào chỗ gay go.
Ông George Haley, tác giả hai cuốn sách viết về Trung Quốc, đã nói chuyện với đài VOA qua Skype. Ông nói nhiều công nghiệp của Trung Quốc có khả năng vượt mức lớn.
Ông Haley nói: “Chẳng hạn như công nghiệp tấm chắn mặt trời - khả năng sản xuất của Trung Quốc trên thực tế là 200 phần trăm nhu cầu toàn thế giới; ta có từ 20 đến 30 phần trăm trên khả năng trong hết công nghiệp này đến công nghiệp khác đã được sự hỗ trợ của chính phủ - như thép, phụ tùng xe hơi, giấy, hóa chất.”
Khả năng sản xuất vượt mức, nhu cầu từ nước ngoài giảm sút, và tiềm năng tỷ lệ thất nghiệp cao có thể đề ra nguy cơ thực sự cho sự ổn định xã hội và kinh tế trong khi các công ty Trung Quốc có thể đứng trước thách thức ngày càng tăng trong việc kiếm lời. Sau đây là nhận định của nhà hoạt động lâu năm của Trung Quốc, ông Ngụy Kinh Sinh:
“Mục tiêu của Trung Quốc vẫn là tiếp cận thị trường. Không có các thị trường ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ phải tập trung ngay lập tức vào thị trường trong nước, nhưng sẽ rất khó khăn, gần như không thể thực hiện được để tất cả các công ty hướng vào xuất khẩu này có thể xoay chiều kịp thời.”
Ông Ngụy và những người khác tin rằng các triệu chứng của các vấn đề kinh tế Trung Quốc hiện nay xuất phát từ hiện tượng được gọi là “mô hình phát triển Trung Quốc” phần lớn do nhà nước chỉ huy và kiểm soát – thay vì dựa vào các cơ chế thị trường và sáng kiến của công dân.
Trong khi đó, sự kiện nhà nước Trung Quốc bị tố giác là can dự vào gián điệp kinh tế qua những vụ xâm nhập mạng đã là trọng tâm của những lời than phiền mà Washington nhắm vào Bắc Kinh kể từ đầu năm nay.
Ông Michael Hayden từng là giám đốc của cả Cơ quan Tình báo Trung ương CIA lẫn Cơ quan An ninh Quốc gia NSA.
Ông cho biết: “So sánh gián điệp Mỹ với gián điệp Trung Quốc: tôi phải thừa nhận ngay rằng - bởi lẽ tôi từng đứng đầu 2 cơ quan gián điệp - rằng chúng ta làm công việc ăn cắp các bí mật để người Mỹ được tự do và an toàn. Chúng ta không làm công việc ắn cắp các bí mật để người Mỹ được giàu có. Phía Trung Quốc không thể đưa ra lời khẳng định đó về hoạt động gián điệp của họ.”
Về phía Trung Quốc, trong các cuộc họp song phương tổ chức chỉ mới cách đây 1 tháng ở California, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ ý lạc quan về tiềm năng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nga về vấn đề an ninh mạng.
Ông Tập nói: “Qua sự hợp tác chân thành, các nghi ngờ và thiếu tin tưởng có thể được giải tỏa; sắp tới, sự hợp tác trong lãnh vực an ninh thông tin và an ninh mạng thực sự có thể trở thành một điểm sáng chói trong quan hệ song phương.”
Nhưng các chuyên gia phân tích khó lòng an ninh mạng có thê trở thành một “điểm sáng” trong bang giao Trung-Mỹ, và khó lòng mà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc có thể giữ nguyên không thay đổi - nếu như Bắc Kinh không thoái lui trước các hành động đánh cắp về kinh tế và gián điệp.
Ông Michael Pillsbury, một giảng viên kỳ cựu tại Viện Hudson, cho biết:
“Ðồng thời, các chuyên gia phân tích nói Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ và bảo toàn lợi thế cạnh tranh của mình về khoa học và kỹ thuật.”
Trở lại với ý kiến của ông George Haley:
“Ở địa vị của Hoa Kỳ, nói về mặt kinh tế, thì từ bỏ kỹ thuật là điều vô lý. Ðó chính là lợi thế cạnh tranh của nước naà, và hiện đã bị thách thức đang kể trên khắp thế giới.”
Phó tổng thống Joe Biden sẽ khai mạc cuộc Ðối thoại Kinh tế và Sách lược, sẽ kết thúc vào ngày mai bằng việc công bố một thông cáo chung theo như dự kiến.
Vòng đàm phán mới nhất này diễn ra vào một thời điểm mà thị trường Hoa Kỳ đang cho thấy các dấu hiệu tiến bộ liên tục – trong khi nền kinh tế Trung Quốc dường như đang bước vào chỗ gay go.
Ông George Haley, tác giả hai cuốn sách viết về Trung Quốc, đã nói chuyện với đài VOA qua Skype. Ông nói nhiều công nghiệp của Trung Quốc có khả năng vượt mức lớn.
Ông Haley nói: “Chẳng hạn như công nghiệp tấm chắn mặt trời - khả năng sản xuất của Trung Quốc trên thực tế là 200 phần trăm nhu cầu toàn thế giới; ta có từ 20 đến 30 phần trăm trên khả năng trong hết công nghiệp này đến công nghiệp khác đã được sự hỗ trợ của chính phủ - như thép, phụ tùng xe hơi, giấy, hóa chất.”
Khả năng sản xuất vượt mức, nhu cầu từ nước ngoài giảm sút, và tiềm năng tỷ lệ thất nghiệp cao có thể đề ra nguy cơ thực sự cho sự ổn định xã hội và kinh tế trong khi các công ty Trung Quốc có thể đứng trước thách thức ngày càng tăng trong việc kiếm lời. Sau đây là nhận định của nhà hoạt động lâu năm của Trung Quốc, ông Ngụy Kinh Sinh:
“Mục tiêu của Trung Quốc vẫn là tiếp cận thị trường. Không có các thị trường ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ phải tập trung ngay lập tức vào thị trường trong nước, nhưng sẽ rất khó khăn, gần như không thể thực hiện được để tất cả các công ty hướng vào xuất khẩu này có thể xoay chiều kịp thời.”
Ông Ngụy và những người khác tin rằng các triệu chứng của các vấn đề kinh tế Trung Quốc hiện nay xuất phát từ hiện tượng được gọi là “mô hình phát triển Trung Quốc” phần lớn do nhà nước chỉ huy và kiểm soát – thay vì dựa vào các cơ chế thị trường và sáng kiến của công dân.
Trong khi đó, sự kiện nhà nước Trung Quốc bị tố giác là can dự vào gián điệp kinh tế qua những vụ xâm nhập mạng đã là trọng tâm của những lời than phiền mà Washington nhắm vào Bắc Kinh kể từ đầu năm nay.
Ông Michael Hayden từng là giám đốc của cả Cơ quan Tình báo Trung ương CIA lẫn Cơ quan An ninh Quốc gia NSA.
Ông cho biết: “So sánh gián điệp Mỹ với gián điệp Trung Quốc: tôi phải thừa nhận ngay rằng - bởi lẽ tôi từng đứng đầu 2 cơ quan gián điệp - rằng chúng ta làm công việc ăn cắp các bí mật để người Mỹ được tự do và an toàn. Chúng ta không làm công việc ắn cắp các bí mật để người Mỹ được giàu có. Phía Trung Quốc không thể đưa ra lời khẳng định đó về hoạt động gián điệp của họ.”
Về phía Trung Quốc, trong các cuộc họp song phương tổ chức chỉ mới cách đây 1 tháng ở California, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ ý lạc quan về tiềm năng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nga về vấn đề an ninh mạng.
Ông Tập nói: “Qua sự hợp tác chân thành, các nghi ngờ và thiếu tin tưởng có thể được giải tỏa; sắp tới, sự hợp tác trong lãnh vực an ninh thông tin và an ninh mạng thực sự có thể trở thành một điểm sáng chói trong quan hệ song phương.”
Nhưng các chuyên gia phân tích khó lòng an ninh mạng có thê trở thành một “điểm sáng” trong bang giao Trung-Mỹ, và khó lòng mà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc có thể giữ nguyên không thay đổi - nếu như Bắc Kinh không thoái lui trước các hành động đánh cắp về kinh tế và gián điệp.
Ông Michael Pillsbury, một giảng viên kỳ cựu tại Viện Hudson, cho biết:
“Ðồng thời, các chuyên gia phân tích nói Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ và bảo toàn lợi thế cạnh tranh của mình về khoa học và kỹ thuật.”
Trở lại với ý kiến của ông George Haley:
“Ở địa vị của Hoa Kỳ, nói về mặt kinh tế, thì từ bỏ kỹ thuật là điều vô lý. Ðó chính là lợi thế cạnh tranh của nước naà, và hiện đã bị thách thức đang kể trên khắp thế giới.”
Phó tổng thống Joe Biden sẽ khai mạc cuộc Ðối thoại Kinh tế và Sách lược, sẽ kết thúc vào ngày mai bằng việc công bố một thông cáo chung theo như dự kiến.