Đường dẫn truy cập

Tổng thống Nam Triều Tiên tức giận vì vụ tấn công 'vô nhân đạo'


Binh sĩ Thủy quân Lục chiến Nam Triều Tiên theo dõi bài diễn văn của Tổng thống Lee Myung-bak trên truyền hình sau vụ pháo kích gây chết người của Bắc Triều Tiên
Binh sĩ Thủy quân Lục chiến Nam Triều Tiên theo dõi bài diễn văn của Tổng thống Lee Myung-bak trên truyền hình sau vụ pháo kích gây chết người của Bắc Triều Tiên

Tổng thống Nam Triều Tiên đã đọc bài diễn văn đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ pháo kích gây chết người của Bắc Triều Tiên. Tổng thống Lee Myung Bak đã lên tiếng tạ lỗi và cho biết ông “rất tức giận” vì vụ tấn công “vô nhân đạo” vào hòn đảo có người ở của Nam Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Tổng thống Nam Triều Tiên đã đọc bài diễn văn đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ pháo kích gây chết người của Bắc Triều Tiên. Tổng thống Lee Myung Bak đã lên tiếng tạ lỗi và cho biết ông “rất tức giận” vì vụ tấn công “vô nhân đạo” vào hòn đảo có người ở của Nam Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật do Chu Uyên trình bày sau đây.

Hôm nay, Tổng thống Lee Myung Bak tạ lỗi về việc không bảo vệ được các thường dân Nam Triều Tiên trong vụ pháo kích của Bắc Triều Tiên mà ông mô tả là một tội ác vô nhân đạo.

Nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên nói rằng Bắc Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu họ có thêm những hành vi gây hấn.

Ông Lee Myung Bak kêu gọi dân chúng đoàn kết trong lúc phe bảo thủ lớn tiếng đòi trừng trị Bắc Triều Tiên ngay tức khắc và phe tự do bày tỏ lo ngại là việc leo thang căng thẳng có thể đẩy bán đảo Triều Tiên vào chiến tranh.

Một vụ xung đột như vậy có thể đưa tới chỗ Bắc Triều Tiên nã đại pháo vào thủ đô Seoul, gây ra những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế năng động của Nam Triều Tiên.

Ông Lee Myung Bak không đề cập tới đề nghị của Trung Quốc là họ sẽ đứng ra tổ chức một hội nghị đa quốc với Bắc Triều Tiên để thảo luận về vụ khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, vị Tổng thống của Nam Triều Tiên nói rằng khó lòng trông đợi là Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân hay những hành vi quân sự táo tợn.

Vụ pháo kích hôm thứ Ba tuần trước là hành vi gây hấn thứ nhì của Bắc Triều Tiên trong năm nay.

Nam Triều Tiên đã phản ứng dè dặt sau khi một chiến hạm của họ bị đánh chím hồi tháng 3 ở Hoàng Hải, giết chết 46 binh sĩ hải quân. Một cuộc điều tra quốc tế kết luận rằng chiến hạm Cheonan bị ngư lôi của Bắc Triều Tiên bắn trúng.

Bình Nhưỡng không nhận trách nhiệm đối với vụ chìm tàu nhưng thừa nhận là đã pháo kích vào đảo Yeonpyeong hôm thứ Ba. Bắc Triều Tiên nói rằng họ làm như vậy để bảo vệ chủ quyền sau khi binh sĩ Nam Triều Tiên trong cuộc thao dượt hàng năm đã bắn đại bác vào vùng ranh giới có tranh chấp ở Hoàng Hải.

Vụ tấn công vào đảo Yeonpyeong giết chết 2 binh sĩ Thủy quân Lục chiến và hai thường dân Nam Triều Tiên.

Ông Daniel Pinkston, chuyên gia về Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng hai vụ này đã đưa giới lãnh đạo Nam Triều Tiên vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ông Pinkston nói: "Việc răn đe đã thất bại hai lần trong năm nay. Vì vậy việc răn đe cần phải được khôi phục. Tuy nhiên, nếu muốn chứng tỏ khả năng và cái giá mà Bắc Triều Tiên phải trả trong trường hợp họ có thêm những hành động gây hấn thì Nam Triều Tiên phải làm điều này bằng một cách thức để Bắc Triều Tiên biết rõ quyết tâm của miền nam và không có tính toán sai lầm. Nhưng làm như vậy rốt cuộc có thể làm bùng ra chiến tranh vì chiến tranh có cái giá rất lớn."

Trong một hành động chứng tỏ khả năng răn đe, hải quân Mỹ đã phái một hàng không mẫu hạm và những chiến hạm khác đến Hoàng hải để thao dượt với hải quân Nam Triều Tiên.

Các chiến hạm và phi cơ của Nam Triều Tiên đang tham gia cuộc diễn tập mà các giới chức quân đội nói là “tập trận bằng đạn thật” nhằm chứng tỏ khả năng và quyết tâm của liên minh Mỹ-Hàn. Cuộc thao dượt này sẽ kết thúc vào thứ Tư .

Bắc Triều Tiên hiện nay là một nước nghèo và bị cô lập, với đồng minh chính duy nhất là nước Trung Quốc láng giềng. Trên lý thuyết Bắc và Nam Triều Tiên vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh với nhau vì cuộc chiến Triều Tiên hồi đầu thập niên 1950 chỉ kết thúc bằng một cuộc ngưng bắn chứ không có hòa ước.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG