Mức giá tiêu dùng trong tháng 10 tại Việt Nam tăng với tỉ lệ cao nhất trong 4 tháng qua, khiến công tác hoạch định chính sách của chính phủ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong lúc kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm.
Số liệu thống kê của chính phủ đưa ra hôm nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 7% so với cách đây một năm, tức cao hơn mức tăng 6,48% của tháng 9. Tính theo tháng thì chỉ số giá tiêu dùng của tháng 10 này tăng 0,85% so với tháng 9.
Tờ The Wall Street Journal nói rằng chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam có thế tăng đến 8% trong năm nay, đúng như dự báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra hồi đầu tuần này.
The Wall Street Journal trích lời kinh tế gia Vương Quân Hoàng của tổ chức nghiên cứu DHVP Research ở Hà Nội nói rằng “Lạm phát tăng trong 5 tháng qua do chính phủ cho phép giá cả trong ngành giáo dục và y tế tăng, nhưng tỉ lệ lạm phát được dự báo sẽ tăng chậm lại trong tháng 11 và tháng 12 bởi không có tác nhân nào khác đẩy giá cả lên trong lúc mức cầu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế nội địa đang yếu đi.”
Một loạt đợt tăng mạnh lãi suất bắt đầu hồi năm 2011 đã chặn được lạm phát từng lên đến mức đỉnh là trên 20% hồi năm ngoái, nhưng đồng thời các biện pháp đó cũng kéo chậm lại tăng trưởng kinh tế.
Trong phát biểu hồi đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận quản lý kinh tế “yếu kém” của chính phủ, và cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ đạt mức 5,2% so với mức 5,9% của năm ngoái. Và đó cũng sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 1999.
Các số liệu này được đưa ra vào lúc Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp kéo dài cả tháng và đang bàn luận đến nhiệm vụ điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế cho cả nước.
Mức cầu trên thị trường Trung Quốc và Tây phương giảm đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó hệ thống ngân hàng bị chìm ngập trong nợ xấu.
Kinh tế gia Vincent Conti của ngân hàng ANZ mới đây đưa ra nhận định trong một nghiên cứu nói rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn có thể cắt lãi suất thêm 0,1% nữa trong quý 4 để thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Conti nói tiếp rằng gánh nặng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, theo những con số chính thức là dưới 10% còn theo các nhà phân tích độc lập thì lên đến 15%, sẽ ảnh hưởng đến các chính sách tiền tệ, và khiến cho ngân hàng không muốn cho vay.
Nguồn: AFP, Wall Street Journal
Số liệu thống kê của chính phủ đưa ra hôm nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 7% so với cách đây một năm, tức cao hơn mức tăng 6,48% của tháng 9. Tính theo tháng thì chỉ số giá tiêu dùng của tháng 10 này tăng 0,85% so với tháng 9.
Tờ The Wall Street Journal nói rằng chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam có thế tăng đến 8% trong năm nay, đúng như dự báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra hồi đầu tuần này.
The Wall Street Journal trích lời kinh tế gia Vương Quân Hoàng của tổ chức nghiên cứu DHVP Research ở Hà Nội nói rằng “Lạm phát tăng trong 5 tháng qua do chính phủ cho phép giá cả trong ngành giáo dục và y tế tăng, nhưng tỉ lệ lạm phát được dự báo sẽ tăng chậm lại trong tháng 11 và tháng 12 bởi không có tác nhân nào khác đẩy giá cả lên trong lúc mức cầu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế nội địa đang yếu đi.”
Một loạt đợt tăng mạnh lãi suất bắt đầu hồi năm 2011 đã chặn được lạm phát từng lên đến mức đỉnh là trên 20% hồi năm ngoái, nhưng đồng thời các biện pháp đó cũng kéo chậm lại tăng trưởng kinh tế.
Trong phát biểu hồi đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận quản lý kinh tế “yếu kém” của chính phủ, và cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ đạt mức 5,2% so với mức 5,9% của năm ngoái. Và đó cũng sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 1999.
Các số liệu này được đưa ra vào lúc Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp kéo dài cả tháng và đang bàn luận đến nhiệm vụ điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế cho cả nước.
Mức cầu trên thị trường Trung Quốc và Tây phương giảm đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó hệ thống ngân hàng bị chìm ngập trong nợ xấu.
Kinh tế gia Vincent Conti của ngân hàng ANZ mới đây đưa ra nhận định trong một nghiên cứu nói rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn có thể cắt lãi suất thêm 0,1% nữa trong quý 4 để thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Conti nói tiếp rằng gánh nặng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, theo những con số chính thức là dưới 10% còn theo các nhà phân tích độc lập thì lên đến 15%, sẽ ảnh hưởng đến các chính sách tiền tệ, và khiến cho ngân hàng không muốn cho vay.
Nguồn: AFP, Wall Street Journal