Nhà ngoại giao hàng đầu Đông Nam Á cùng với nhiều người khác lo ngại Trung Quốc đang gây căng thẳng một cách nguy hiểm trong tranh chấp tại Biển Đông.
Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan nói kế hoạch của Bắc Kinh có thể lên và lục soát các tàu bè nước ngoài trong vùng biển này là đáng báo động:
“Chắn chắn việc này gây nên nhiều quan ngại và lo lâu, tôi nghĩ sẽ tạo ra một cảm giác chung là tình hình càng ngày càng căng thẳng.”
Ông Surin kêu gọi tất cả các bên đồng ý về một bộ qui tắc ứng xử COC đối với Biển Đông, khu vực mà nhiều người xem có thể trở thành một điểm nóng quân sự:
“Chúng ta cần phải cực kỳ cẩn thận, đừng để vấn đề xảy ra trở thành một điều có rất nhiều quan ngại, nhiều lo lắng. Tôi biết là tất cả các bên đang nỗ lực tìm một giải pháp nào đó có thể giúp giảm bớt những trường hợp hiểu lầm, tính toán sai lầm. Tôi nghĩ nhiều người rất quan ngại.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm loan tin bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng năm 2013, cảnh sát thuộc tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc, sẽ được phép “lên tàu, kiểm soát, tịch thu và trục xuất các tàu thuyền nước ngoài” xâm nhập vùng biển bất hợp pháp.
Nhật báo tiếng Anh của Trung Quốc tờ China Daily cho biết những hoạt động “bất hợp pháp” bao gồm xâm nhập vùng biển của tỉnh không có phép và “có những hoạt động công khai làm nguy hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lúc đầu bênh vực quyền của Bắc Kinh thi hành những luật lệ mới, nhưng vào ngày thứ Sáu, ông chú trọng đến việc hợp tác.
“Chúng tôi vẫn theo đuổi việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng qua đường lối hữu nghị, tham khảo ý kiến, và đàm phán. Tất cả các quốc gia đều được tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa phù hợp với luật quốc tế. Trung Quốc coi trọng tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa. Hiện nay không có vấn đề gì đối với việc này.”
Vào tháng 7, quân đội Trung Quốc làm các nước láng giềng bất bình vì thiết lập một đơn vị quân sự trên thành phố Tam Sa mới lập trên đảo Hải Nam trong một hành động nhằm chấp hành các yêu sách chủ quyền trong khu vực.
Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan nói kế hoạch của Bắc Kinh có thể lên và lục soát các tàu bè nước ngoài trong vùng biển này là đáng báo động:
“Chắn chắn việc này gây nên nhiều quan ngại và lo lâu, tôi nghĩ sẽ tạo ra một cảm giác chung là tình hình càng ngày càng căng thẳng.”
Ông Surin kêu gọi tất cả các bên đồng ý về một bộ qui tắc ứng xử COC đối với Biển Đông, khu vực mà nhiều người xem có thể trở thành một điểm nóng quân sự:
“Chúng ta cần phải cực kỳ cẩn thận, đừng để vấn đề xảy ra trở thành một điều có rất nhiều quan ngại, nhiều lo lắng. Tôi biết là tất cả các bên đang nỗ lực tìm một giải pháp nào đó có thể giúp giảm bớt những trường hợp hiểu lầm, tính toán sai lầm. Tôi nghĩ nhiều người rất quan ngại.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm loan tin bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng năm 2013, cảnh sát thuộc tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc, sẽ được phép “lên tàu, kiểm soát, tịch thu và trục xuất các tàu thuyền nước ngoài” xâm nhập vùng biển bất hợp pháp.
Nhật báo tiếng Anh của Trung Quốc tờ China Daily cho biết những hoạt động “bất hợp pháp” bao gồm xâm nhập vùng biển của tỉnh không có phép và “có những hoạt động công khai làm nguy hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lúc đầu bênh vực quyền của Bắc Kinh thi hành những luật lệ mới, nhưng vào ngày thứ Sáu, ông chú trọng đến việc hợp tác.
“Chúng tôi vẫn theo đuổi việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng qua đường lối hữu nghị, tham khảo ý kiến, và đàm phán. Tất cả các quốc gia đều được tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa phù hợp với luật quốc tế. Trung Quốc coi trọng tự do hàng hải trên biển Nam Trung Hoa. Hiện nay không có vấn đề gì đối với việc này.”
Vào tháng 7, quân đội Trung Quốc làm các nước láng giềng bất bình vì thiết lập một đơn vị quân sự trên thành phố Tam Sa mới lập trên đảo Hải Nam trong một hành động nhằm chấp hành các yêu sách chủ quyền trong khu vực.