Ngay sau khi nhận chức vụ hôm Chủ nhật, chủ tịch đảng Dân Tiến của Đài Loan, ông Tô Trinh Xương tuyên bố ông muốn để ngỏ cửa cho Trung Quốc. Ông mô tả đối thủ chính trị và quân sự lâu đời của Đài Loan là một nơi sinh động đáng được hưởng sự uyển chuyển từ phía các nhà lập chính sách của Đài Loan. Ông Tô cũng không loại trừ khả năng có thể đi thăm Trung Quốc, và ông sẽ là người đứng đầu đảng Dân Tiến đầu tiên thực hiện chuyến đi đó.
Dưới thời tổng thống của đảng Dân Tiến Đài Loan Trần Thủy Biển, Bắc Kinh và Đài Bắc đã xuýt đi đến chỗ xung đột có vũ trang khi ông Trần thúc đẩy việc để cho đảo quốc tự trị này trở thành một quốc gia độc lập. Ông Shane Lee, một nhà khoa học chính trị tại trường đại học Cơ đốc giáo Chang Jung ở Đài Loan, nói rằng tân chủ tịch đảng Dân Tiến nổi bật ở điểm không công khai tán đồng việc hai bên đối xử với nhau như các quốc gia riêng rẽ.
Ông Lee cho biết: “Ông ấy làm mọi chuyện mà ông ấy coi là xứng hợp, nghĩa là có thể nói rằng ông ấy sẽ liệu gió xoay buồm, trong khi ông Trần Thủy Biển thì xác định rõ về lập trường coi Đài Loan là một nước ngang hàng với Trung Quốc.”
Trung Quốc đã coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ kể từ sau cuộc nội chiến thời thập niên 1940 và đã đe dọa cùng vũ lực để tiến tới việc tái thống nhất chung cuộc. Đương kim tổng thống Mã Anh Cửu của Quốc dân đảng đã cải thiện quan hệ với Hoa lục. Chính phủ của ông đã dẹp những bất đồng qua một bên để thảo luận về thương mại và đầu tư, đưa đến 16 thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đôla cho nền kinh tế của đảo quốc.
Một quan điểm hòa giải đối với Trung Quốc của đảng đối lập vẫn thường chống Bắc Kinh sẽ giúp giữ cho mối quan hệ được ổn định nếu như đảng đó chiếm lại được chức tổng thống. Cuộc bầu cử sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2016.
Các phe phái trong đảng của ông Tô Trinh Xương vẫn tin rằng Đài Loan không thể tin tưởng Trung Quốc và phải mưu tìm nền độc lập chính thức bất chấp một phản ứng chắc chắn từ phía Bắc Kinh. Nhưng các thành phần ôn hòa trong đảng, được sự hậu thuẫn của các nhà kinh doanh làm ăn tại Trung Quốc, muốn giao tiếp với Bắc Kinh chừng nào mà giới lãnh đạo Cộng sản đối xử với Đài Loan như một nước ngang hàng tại bàn thương nghị.
Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho các mặt hàng xuất khẩu của Đài Loan, và kim ngạch thương mại hai chiều lên tới khoảng 150 tỷ đôla mỗi năm.
Dưới thời tổng thống của đảng Dân Tiến Đài Loan Trần Thủy Biển, Bắc Kinh và Đài Bắc đã xuýt đi đến chỗ xung đột có vũ trang khi ông Trần thúc đẩy việc để cho đảo quốc tự trị này trở thành một quốc gia độc lập. Ông Shane Lee, một nhà khoa học chính trị tại trường đại học Cơ đốc giáo Chang Jung ở Đài Loan, nói rằng tân chủ tịch đảng Dân Tiến nổi bật ở điểm không công khai tán đồng việc hai bên đối xử với nhau như các quốc gia riêng rẽ.
Ông Lee cho biết: “Ông ấy làm mọi chuyện mà ông ấy coi là xứng hợp, nghĩa là có thể nói rằng ông ấy sẽ liệu gió xoay buồm, trong khi ông Trần Thủy Biển thì xác định rõ về lập trường coi Đài Loan là một nước ngang hàng với Trung Quốc.”
Trung Quốc đã coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ kể từ sau cuộc nội chiến thời thập niên 1940 và đã đe dọa cùng vũ lực để tiến tới việc tái thống nhất chung cuộc. Đương kim tổng thống Mã Anh Cửu của Quốc dân đảng đã cải thiện quan hệ với Hoa lục. Chính phủ của ông đã dẹp những bất đồng qua một bên để thảo luận về thương mại và đầu tư, đưa đến 16 thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đôla cho nền kinh tế của đảo quốc.
Một quan điểm hòa giải đối với Trung Quốc của đảng đối lập vẫn thường chống Bắc Kinh sẽ giúp giữ cho mối quan hệ được ổn định nếu như đảng đó chiếm lại được chức tổng thống. Cuộc bầu cử sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2016.
Các phe phái trong đảng của ông Tô Trinh Xương vẫn tin rằng Đài Loan không thể tin tưởng Trung Quốc và phải mưu tìm nền độc lập chính thức bất chấp một phản ứng chắc chắn từ phía Bắc Kinh. Nhưng các thành phần ôn hòa trong đảng, được sự hậu thuẫn của các nhà kinh doanh làm ăn tại Trung Quốc, muốn giao tiếp với Bắc Kinh chừng nào mà giới lãnh đạo Cộng sản đối xử với Đài Loan như một nước ngang hàng tại bàn thương nghị.
Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho các mặt hàng xuất khẩu của Đài Loan, và kim ngạch thương mại hai chiều lên tới khoảng 150 tỷ đôla mỗi năm.