LIÊN HIỆP QUỐC —
Viên chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện hôm thứ Ba tuyên bố là những vụ bạo động giáo phái mới đây tại miền trung nước này “rõ ràng là nhằm vào” những cộng đồng Hồi Giáo tại quốc gia hầu hết dân chúng theo Phật Giáo này.
Ông Vijay Nambiar, Cố vấn Đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, hay còn gọi là Myanmar, vừa mới kết thúc chuyến đi thăm ngắn ngủi của ông tại nước này và gặp gỡ các giới chức và các nạn nhân của bạo động mới đây.
Nói chuyện với các phóng viên tại New York qua điện thoại ở Thái Lan, ông Nambiar nói ông đi thăm nơi tạm trú của khoảng 9.000 người sơ tán-hầu hết là người Hồi Giáo cư ngụ, sau khi nhà của họ bị tấn công và hàng chục người bị giết tại thành phố Meikhtila miền trung Miến Điện. Ông Nambiar nói các cuộc tấn công được thực hiện một cách gần như tàn bạo.
“Mọi người đều hoảng loạn—những người trong các nơi tạm trú. Tuy nhiên có một điều tôi ghi nhận là họ rất ngạc nhiên về những cuộc tấn công này. Họ đã sống chung với nhau nhiều thế hệ với những người láng giềng theo Phật giáo và họ cảm thấy rất khó hiểu tại sao việc này có thể xảy ra.”
Ông nói hầu hết những nạn nhân vẫn còn muốn trở về nhà. Ông nói thêm là trong các cuộc gặp với các giới chức chính phủ, những người này cho biết đang nỗ lực tìm cách bồi thường cho các nạn nhân.
Bạo động bắt đầu trong tuần trước với việc cãi cọ giữa chủ nhân một tiệm vàng người Hồi Giáo và một khách hàng theo Phật Giáo tại Meikhtila. Việc này đã leo thang thành xung đột trên đường phố và cướp bóc của những đám đông người theo Phật giáo giận giữ.
Ông Nambiar nói điều quan trọng là những thủ phạm phải bị bắt và trừng trị.
“Hiện nay, nhà cầm quyền cho biết đã bắt giữ khoảng 23 người và đang trong tiến trình điều tra xem có người nào khác nữa dính líu đến không. Khi tôi gặp Tổng thống Thein Sein hôm qua, ông rất cương quyết nói là những hành động quyết liệt sẽ được thực hiện chống lại những thủ phạm và những hành động quyết liệt cũng được thi hành để ngăn ngừa những cuộc tấn công như thế lan rộng sang những nơi khác.”
Tuy nhiên dù có những hứa hẹn như thế, ông Nambiar nói vẫn còn có những báo cáo về những cuộc tấn công giáo phái tại các nơi khác trong nước.
Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Ngăn ngừa Diệt chủng, ông Adama Dieng, cũng bày tỏ những lo ngại về bạo động tại các cộng đồng. Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, ông thúc đẩy chính phủ khuyến khích hòa giải và bao dung và có những biện pháp ngăn ngừa bạo động leo thang.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Thein Sein đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Meikhtila cùng với các thị trấn lân cận ở mạn nam thành phố Mandalay, và yêu cầu quân đội tiếp tay để chấm dứt bạo động.
Những vụ bạo loạn chống Hồi Giáo xảy ra tiếp sau bạo động giữa các cộng đồng vào năm ngoái tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Các vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và người Phật giáo ở Rakhine đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho khoảng 120.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó hầu hết là những người vô quốc tịch thuộc sắc dân Rohingya theo đạo Hồi.
Ông Vijay Nambiar, Cố vấn Đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, hay còn gọi là Myanmar, vừa mới kết thúc chuyến đi thăm ngắn ngủi của ông tại nước này và gặp gỡ các giới chức và các nạn nhân của bạo động mới đây.
Nói chuyện với các phóng viên tại New York qua điện thoại ở Thái Lan, ông Nambiar nói ông đi thăm nơi tạm trú của khoảng 9.000 người sơ tán-hầu hết là người Hồi Giáo cư ngụ, sau khi nhà của họ bị tấn công và hàng chục người bị giết tại thành phố Meikhtila miền trung Miến Điện. Ông Nambiar nói các cuộc tấn công được thực hiện một cách gần như tàn bạo.
“Mọi người đều hoảng loạn—những người trong các nơi tạm trú. Tuy nhiên có một điều tôi ghi nhận là họ rất ngạc nhiên về những cuộc tấn công này. Họ đã sống chung với nhau nhiều thế hệ với những người láng giềng theo Phật giáo và họ cảm thấy rất khó hiểu tại sao việc này có thể xảy ra.”
Ông nói hầu hết những nạn nhân vẫn còn muốn trở về nhà. Ông nói thêm là trong các cuộc gặp với các giới chức chính phủ, những người này cho biết đang nỗ lực tìm cách bồi thường cho các nạn nhân.
Bạo động bắt đầu trong tuần trước với việc cãi cọ giữa chủ nhân một tiệm vàng người Hồi Giáo và một khách hàng theo Phật Giáo tại Meikhtila. Việc này đã leo thang thành xung đột trên đường phố và cướp bóc của những đám đông người theo Phật giáo giận giữ.
Ông Nambiar nói điều quan trọng là những thủ phạm phải bị bắt và trừng trị.
“Hiện nay, nhà cầm quyền cho biết đã bắt giữ khoảng 23 người và đang trong tiến trình điều tra xem có người nào khác nữa dính líu đến không. Khi tôi gặp Tổng thống Thein Sein hôm qua, ông rất cương quyết nói là những hành động quyết liệt sẽ được thực hiện chống lại những thủ phạm và những hành động quyết liệt cũng được thi hành để ngăn ngừa những cuộc tấn công như thế lan rộng sang những nơi khác.”
Tuy nhiên dù có những hứa hẹn như thế, ông Nambiar nói vẫn còn có những báo cáo về những cuộc tấn công giáo phái tại các nơi khác trong nước.
Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Ngăn ngừa Diệt chủng, ông Adama Dieng, cũng bày tỏ những lo ngại về bạo động tại các cộng đồng. Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, ông thúc đẩy chính phủ khuyến khích hòa giải và bao dung và có những biện pháp ngăn ngừa bạo động leo thang.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Thein Sein đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Meikhtila cùng với các thị trấn lân cận ở mạn nam thành phố Mandalay, và yêu cầu quân đội tiếp tay để chấm dứt bạo động.
Những vụ bạo loạn chống Hồi Giáo xảy ra tiếp sau bạo động giữa các cộng đồng vào năm ngoái tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Các vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và người Phật giáo ở Rakhine đã gây tử vong cho gần 200 người và làm cho khoảng 120.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó hầu hết là những người vô quốc tịch thuộc sắc dân Rohingya theo đạo Hồi.