Liên Hiệp Quốc nói mức độ ô nhiễm do không khí truyền đi ở châu Á đang gây ra những thiệt hại kinh tế và xã hội ngày càng lớn hơn dẫn tới tình trạng hàng triệu người chết yểu hàng năm. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben gửi về bài tường thuật.
Trên toàn cầu, có khoảng 7 triệu người chết yểu mỗi năm vì ô nhiễm trong nhà hay ngoài trời, với khoảng 70% những cái chết xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương.
Từ những đám cháy rừng với làn khói mù trên bầu trời Đông nam Á, cho đến các thành phố lớn đầy mù của Trung Quốc, cho đến những căn nhà nông thôn ở Nam Á bị nghẹt thở vì các lò nấu không đạt tiêu chuẩn, các khoa học gia nói ở châu Âu, tổn thất về sức khỏe và xã hội do ô nhiễm các phân tử được không khí truyền đi ngày càng tăng,
Ông Kaveh Zahedi, thuộc Chương trình Môi trường của LHQ, còn gọi tắt là UNEP, đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương, nói rằng tổn thất vì ô nhiễm không khí đang tăng cao đối với hàng triệu người ở khắp vùng, với hàng trăm thành phố phải đối mặt với mức ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới WTO.
“Ô nhiễm không khí, chất lượng không khí phải là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chúng ta biết rằng trên 200 thành phố ở châu Á vượt quá các nguyên tắc chỉ đạo của WHO về khí thải PM2.5. Với hàng triệu người sống trong các thành phố đó có liên hệ trực tiếp với các vấn đề sức khỏe cơ bản là mãn tính”.
UNEP tuần này đã quy tụ hơn 120 nhà khoa học, giới chức chính phủ, học giả và một loạt các tổ chức quốc tế khác nhau nhằm khai triển một chương trình chung để giải quyết nạn ô nhiễm không khí trong khu vực.
Số người chết tăng
Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu không có những biện pháp đáng kể, con số những người chết yểu vì ô nhiễm do không khí lan truyền sẽ tăng gấp đôi trước năm 2050.
Tại Nam Á, từ Bangladesh đến Ấn Độ, cho đến Pakistan, tổn thất nhân mạng đã trực tiếp liên hệ tới những người sử dụng các bếp lò đốt bằng nhiên liệu chắc như gỗ hay phân động vật.
Bà Kalpana Balakrishnan, Giám đốc Trung tâm Hợp tác về Sức khỏe Môi trường và Nghề nghiệp của WHO, nói rằng ô nhiễm trong nhà góp phần chính vào các vấn đề sức khỏe ngang với ô nhiễm mà các cộng đồng đô thị phải đối mặt với khói mù do xe cộ lưu thông.
“Gánh nặng rất lớn. Bản chất các gánh nặng đối với sức khỏe – vì thế không phải chỉ là một vấn đề về hô hấp, mà còn là một vấn đề về tim mạch nữa. Và không phải chỉ là vấn đề của trẻ em và phụ nữ, mà là vấn đề của mọi lứa tuổi – nam và nữ - mọi người đều bị tác động – nó trở thành mối quan tâm hàng đầu về môi trường sức khỏe công cộng”.
Bà Balakrishnan nói riêng tại Ấn Độ, ô nhiễm không khí bị cho là nguyên nhân gây ra khoảng 3,5 triệu cái chết mỗi năm. Nhưng bà nói thêm rằng tăng trưởng kinh tế và thu nhập gia tăng đã dẫn tới việc có thêm các gia đình đi tìm những lựa chọn khác thay thế cho nhiên liệu chắc, như khí đốt dầu hóa lỏng.
Những đám mây nâu
Những đám mây nâu trong bầu khí quyển, còn gọi tắt là ABC, trên các thành phố lớn như Bangkok, Nhật Bản và Trung Quốc và khắp Trung Quốc, cũng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho các cộng đồng, theo ông Teruyuki Nakajima, Giám đốc Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản và Chủ tịch toán châu Á của UNEP tập trung vào vấn đề khói mù.
“Giảm thiểu ô nhiễm ở châu Á là điều rất quan trọng. Đó là những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em nhỏ và những người sống trong cảnh nghèo khó và những người cao tuổi ở châu Á. Tỷ như ở Trung Quốc và Nhật Bản, các xã hội đang nhiều người lớn tuổi hơn, họ có một số vấn đề như hen xuyễn và đột quỵ và các phân tử trong không khí thực sự tác động đến những người đó”.
Giữa cuộc khủng hoảng về khói mù ở Singapore trong năm nay, chính phủ đã có biện pháp pháp lý chống lại ít nhất 6 công ty Indonesia. Trong khi đó, tin cho hay Trung Quốc đã gia tăng đầu tư để hạn chế ô nhiễm nghiêm trọng ở các thành phố chính, cả thủ đô lẫn các khu vực.
Nhưng các nhà khoa học của LHQ cho rằng cần phải có nhiều biện pháp hơn là chỉ trừng phạt những người gây ô nhiễm. Họ nói thách thức nằm trong việc bảo đảm có ý chí chính trị để thực thi các luật lệ hiện hữu về môi trường và hợp tác về những vấn đề xuyên biên giới như khói mù và các hình thức khác gây ô nhiễm bầu không khí.