ADDIS ABABA —
Pháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Các vị nguyên thủ Phi Châu đã họp tại Addis Ababa trong vài ngày nay để bàn về những hành động quả quyết nhằm ứng phó với những vụ khủng hoảng trong khu vực. Đứng đầu trong nghit thảo luận là vụ khủng hoảng Mali. Từ thủ đô của Ethiopia, thông tín viên Gabe Joselow của đài VOA gởi về bài tường thuật do Trà Mi trình bày sau đây.
Các vị nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp Phi Châu tại Addis Ababa đã làm một việc mà họ chưa từng làm trước đây.
Tổ chức khu vực này đã đồng thanh chấp thuận việc cung cấp 50 triệu đô la cho hành động can thiệp quân sự của Phi Châu ở Mali.
Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Phi Châu dùng ngân sách của mình để tài trợ cho một sứ mạng duy trì hòa bình.
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn đã được bầu làm tân Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu tại hội nghị này. Ông cho biết Mali là một trong các ưu tiên hàng đầu của ông.
Ông Desalegn nói: "Về vấn đề này, hội nghị đã chấp thuận một tuyên bố để tái khẳng định tình đoàn kết với Mali và bày tỏ quyết tâm tập hợp các nỗ lực của các quốc gia thành viên để trợ giúp cho nước anh em này."
Khoản tiền 50 triệu sẽ được dùng để góp phần tài trợ cho lực lượng can thiệp do Phi Châu dẫn đầu nhằm giúp quân đội quốc gia Mali chống lại các phiến quân đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc nước này.
GaCác binh sĩ của Niger, Chad và Burkina Faso đã tới Mali. Liên hiệp Phi Châu yêu cầu các nước thành viên góp 6.000 quân cho công tác này.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho báo chí ở Addis Ababa biết rằng Liên hiệp quốc đang xem xét tới những phương thức để hỗ trợ.
Ông Ban cho biết: "Liên hiệp quốc giờ đây đang tích cực xem xét, thông qua những khuyến nghị của tôi với Hội đồng Bảo an, vấn đề Liên hiệp quốc có thể làm gì để giúp đỡ các quốc gia Phi Châu đó về mặt hậu cần."
Liên hiệp Phi Châu cũng sắp sửa chủ trì một hội nghị các quốc gia và tổ chức cấp viện trong ngày hôm nay để tìm kiếm tài trợ cho sáng kiến của Phi Châu. Theo dự liệu, hộïi nghị sẽ qui tụ các đối tác quốc tế và các nước Phi Châu và sẽ vận động sự quyên góp của các nước, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Binh sĩ nước ngoài được gởi tới Mali
Binh sĩ nước ngoài tại MaliPháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Các vị nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp Phi Châu tại Addis Ababa đã làm một việc mà họ chưa từng làm trước đây.
Tổ chức khu vực này đã đồng thanh chấp thuận việc cung cấp 50 triệu đô la cho hành động can thiệp quân sự của Phi Châu ở Mali.
Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Phi Châu dùng ngân sách của mình để tài trợ cho một sứ mạng duy trì hòa bình.
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn đã được bầu làm tân Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu tại hội nghị này. Ông cho biết Mali là một trong các ưu tiên hàng đầu của ông.
Ông Desalegn nói: "Về vấn đề này, hội nghị đã chấp thuận một tuyên bố để tái khẳng định tình đoàn kết với Mali và bày tỏ quyết tâm tập hợp các nỗ lực của các quốc gia thành viên để trợ giúp cho nước anh em này."
Khoản tiền 50 triệu sẽ được dùng để góp phần tài trợ cho lực lượng can thiệp do Phi Châu dẫn đầu nhằm giúp quân đội quốc gia Mali chống lại các phiến quân đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc nước này.
GaCác binh sĩ của Niger, Chad và Burkina Faso đã tới Mali. Liên hiệp Phi Châu yêu cầu các nước thành viên góp 6.000 quân cho công tác này.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho báo chí ở Addis Ababa biết rằng Liên hiệp quốc đang xem xét tới những phương thức để hỗ trợ.
Ông Ban cho biết: "Liên hiệp quốc giờ đây đang tích cực xem xét, thông qua những khuyến nghị của tôi với Hội đồng Bảo an, vấn đề Liên hiệp quốc có thể làm gì để giúp đỡ các quốc gia Phi Châu đó về mặt hậu cần."
Liên hiệp Phi Châu cũng sắp sửa chủ trì một hội nghị các quốc gia và tổ chức cấp viện trong ngày hôm nay để tìm kiếm tài trợ cho sáng kiến của Phi Châu. Theo dự liệu, hộïi nghị sẽ qui tụ các đối tác quốc tế và các nước Phi Châu và sẽ vận động sự quyên góp của các nước, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.