Đường dẫn truy cập

Liên Hiệp Quốc cáo buộc Nga vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Ukraine


Các tân binh Nga lên tàu ở một nhà ga ở Prudboi, thuộc vùng Volgograd ở Nga
Các tân binh Nga lên tàu ở một nhà ga ở Prudboi, thuộc vùng Volgograd ở Nga

Một phái đoàn hùng hậu của Nga gồm 36 chuyên gia pháp lý và nhân quyền đã không thể thuyết phục một ủy ban giám sát của Liên Hiệp Quốc rằng chính phủ của họ đã tuân thủ Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc.

Nga là một trong sáu quốc gia thành viên của công ước này vốn đang được Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) gồm 18 thành viên đánh giá kết quả trong phiên họp mới nhất kéo dài ba tuần vốn kết thúc vào ngày 28/4.

Ủy ban này, vốn giám sát việc thực hiện công ước của các quốc gia thành viên, bày tỏ quan ngại sâu sắc về ‘những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa các lực lượng quân sự của Liên bang Nga và các công ty quân sự tư nhân đối với những người được công ước bảo vệ, nhất là người Ukraine’.

Mehrdad Payandeh, thành viên ủy ban, cho biết kể từ khi Nga phát độngxâm lược Ukraine vào ngày 24/2 năm 2022, ủy ban đã nhận được báo cáo về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bao gồm ‘các trường hợp sử dụng vũ lực quá mức, sát hại, hành quyết tập thể và hành quyết không có tiến trình pháp lý, mất tích một cách cưỡng ép, tra tấn, hãm hiếp và các hình thức bạo lực tình dục khác’ có thể quy cho một nhà nước.

Ủy ban cũng đã nhận được trình báo về việc cưỡng ép chuyển giao và trục xuất cư dân sang Liên bang Nga, nhất là trẻ em từ các vùng lãnh thổ ở Ukraine trên thực tế bị Nga chiếm đóng.

“Chúng tôi đã xử lý những lo ngại này,” Payandeh nói. “Một lần nữa, Liên bang Nga không bình luận về những lo ngại này hay cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào.”

“Chúng tôi đã nêu lên quan ngại của mình trong nhận định kết luận và đề nghị quốc gia thành viên này điều tra và chấm dứt các hành động này bởi vì chúng vi phạm công ước,” ông nói.

Chính phủ Ukraine vào giữa tháng 4 cho biết có hơn 19.384 trẻ em đã bị trục xuất sang Nga và số phận của hàng nghìn trẻ em khác vẫn chưa biết rõ. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền cho biết nhiều trẻ em đã được trao làm con nuôi cho các gia đình Nga.

Trước đó vào tháng 4, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã mở một cuộc điều tra về việc cưỡng ép chuyển giao và trục xuất trẻ em sang Liên bang Nga từ các vùng của Ukraine do Nga kiểm soát.

Cơ quan này của Liên Hiệp Quốc cho biết họ cũng đã nhận được các báo cáo đáng lo ngại về kích động hận thù chủng tộc và tuyên truyền định kiến chủng tộc đối với sắc dân Ukraine và về việc động viên và gọi nhập ngũ cưỡng ép trong phạm vi Liên bang Nga và trên các vùng lãnh thổ khác do Nga kiểm soát trên thực tế. Payandeh lưu ý rằng những cách làm này ‘ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc thiểu số, bao gồm cả dân bản địa gốc’.

Ủy ban này cáo buộc Nga phá hủy và làm tổn hại di sản văn hóa của người Tatar ở bán đảo Crimea, áp đặt các hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự của người Tatar, cũng như quấy rối, đe dọa và xúi giục các vụ ám sát các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động, luật sư và nhà báo.

Các thành viên ủy ban đang kêu gọi Liên bang Nga tiến hành các cuộc điều tra không thiên vị về tất cả các vi phạm nhân quyền được báo cáo trong kết luận cuối cùng. Họ cũng đang tìm cách chấm dứt việc động viên và gọi nhập ngũ cưỡng ép người Tatar và người bản địa ở Crimea và trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG