Mali sẽ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai vào ngày 11 tháng 8 sau khi không có ứng cử viên nào chiếm được đa số trong cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật.
Các con số do chính phủ công bố ngày thứ Sáu cho thấy cựu Thủ tướng Ibrahim Boubacar Keita dẫn đầu với 39,2% số phiếu. Đối thủ chính của ông là ông Soumaila Cisse về nhì với 19,4%, tiếp sau là ông Dramane Dembele với 9,6%.
Kết quả này trái ngược với lời tuyên bố trước đây của Đại tá Moussa Sinko Coulibaly, một bộ trưởng trong chính phủ nói trong tuần này là ông Keita có thể chiến thắng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Cuộc bầu cử vòng hai sẽ là một cuộc ganh đua quyết liệt vì những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử vòng 1 dự kiến sẽ dồn sự ủng hộ cho ông Cisse.
Cuộc bầu cử Tổng thống có nghĩa là một cơ hội bắt đầu mới đối với quốc gia Tây Phi này, mà vào năm ngoái đã phải chịu cuộc nổi dậy của các phiến quân sắc tộc Tuareg, một cuộc đảo chánh và một tổ chức Hồi Giáo chiếm đóng miền bắc nước này.
Hai ông Keita và Cisse cùng phục vụ trong chính phủ vào những năm 1990. Tuy nhiên hai người đi theo đường lối đối nghịch nhau tiếp theo cuộc bầu cử năm 2002 đưa cựu Tổng thống Amadou Toumani lên cầm quyền.
Cuộc bầu cử được tổ chức sau khi một cuộc tấn công quân sự do Pháp lãnh đạo tước đoạt quyền lực của các phiến quân Hồi Giáo.
Cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật diễn ra trong yên tỉnh và cử tri đi bầu tương đối cao. Theo con số của chính phủ thì tỉ lệ này cao hơn 50%.
Các con số do chính phủ công bố ngày thứ Sáu cho thấy cựu Thủ tướng Ibrahim Boubacar Keita dẫn đầu với 39,2% số phiếu. Đối thủ chính của ông là ông Soumaila Cisse về nhì với 19,4%, tiếp sau là ông Dramane Dembele với 9,6%.
Kết quả này trái ngược với lời tuyên bố trước đây của Đại tá Moussa Sinko Coulibaly, một bộ trưởng trong chính phủ nói trong tuần này là ông Keita có thể chiến thắng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Cuộc bầu cử vòng hai sẽ là một cuộc ganh đua quyết liệt vì những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử vòng 1 dự kiến sẽ dồn sự ủng hộ cho ông Cisse.
Cuộc bầu cử Tổng thống có nghĩa là một cơ hội bắt đầu mới đối với quốc gia Tây Phi này, mà vào năm ngoái đã phải chịu cuộc nổi dậy của các phiến quân sắc tộc Tuareg, một cuộc đảo chánh và một tổ chức Hồi Giáo chiếm đóng miền bắc nước này.
Hai ông Keita và Cisse cùng phục vụ trong chính phủ vào những năm 1990. Tuy nhiên hai người đi theo đường lối đối nghịch nhau tiếp theo cuộc bầu cử năm 2002 đưa cựu Tổng thống Amadou Toumani lên cầm quyền.
Cuộc bầu cử được tổ chức sau khi một cuộc tấn công quân sự do Pháp lãnh đạo tước đoạt quyền lực của các phiến quân Hồi Giáo.
Cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật diễn ra trong yên tỉnh và cử tri đi bầu tương đối cao. Theo con số của chính phủ thì tỉ lệ này cao hơn 50%.