Thân nhân của bà Ðặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần, cho biết bà đã qua đời sau khi tự thiêu sau khu hành chính thành phố Bạc Liêu.
Trước đó, theo một số blogger Việt Nam, bà Đặng Thị Kim Liêng “đã dùng xăng tự thiêu ngay trước UBND tỉnh Bạc Liêu, số 4 đường Phan Đình Phùng thị xã Bạc Liêu. An ninh và công an đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường và đưa nạn nhân đi cấp cứu”.
Bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho hay sáng hôm thứ Hai, 30/7, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng biết là bà đang được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu.
Cũng theo bản tin này, đến buổi trưa, bà Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng TP. Hồ Chí Minh.
Người thân của bà cho biết bà đã qua đời trên xe từ Bạc Liêu về TP. Hồ Chí Minh.
Vụ tự thiêu xảy ra trong lúc blogger Tạ Phong Tần sắp bị đưa ra tòa xử về tội tuyên truyền chống phá nhà nước cùng với blogger Ðiếu Cày và Phan Văn Hải.
Luật sư của bà Tần, ông Nguyễn Quốc Ðạt, cho hãng tin AFP biết rằng ông chưa nói chuyện được với người thân trong gia đình bà, nhưng nhiều nguồn tin cho biết là mẹ bà Tần đã tự thiêu.
Khi được hỏi về vụ tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch nói rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước.
Blogger Tạ Phong Tần là một trong 17 nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam cầm được nêu tên trong một thỉnh nguyện thư mới đây của Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, được đệ lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).
Trong thỉnh nguyện thư ngày 25/7, Giáo sư Allen Weiner đã yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.
Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện nói rằng 17 nhà hoạt động này bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.
Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng.
Nguồn: AFP, VRN, NguoiViet
Trước đó, theo một số blogger Việt Nam, bà Đặng Thị Kim Liêng “đã dùng xăng tự thiêu ngay trước UBND tỉnh Bạc Liêu, số 4 đường Phan Đình Phùng thị xã Bạc Liêu. An ninh và công an đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường và đưa nạn nhân đi cấp cứu”.
Bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho hay sáng hôm thứ Hai, 30/7, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng biết là bà đang được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu.
Cũng theo bản tin này, đến buổi trưa, bà Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng TP. Hồ Chí Minh.
Người thân của bà cho biết bà đã qua đời trên xe từ Bạc Liêu về TP. Hồ Chí Minh.
Vụ tự thiêu xảy ra trong lúc blogger Tạ Phong Tần sắp bị đưa ra tòa xử về tội tuyên truyền chống phá nhà nước cùng với blogger Ðiếu Cày và Phan Văn Hải.
Luật sư của bà Tần, ông Nguyễn Quốc Ðạt, cho hãng tin AFP biết rằng ông chưa nói chuyện được với người thân trong gia đình bà, nhưng nhiều nguồn tin cho biết là mẹ bà Tần đã tự thiêu.
Khi được hỏi về vụ tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch nói rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước.
Blogger Tạ Phong Tần là một trong 17 nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam cầm được nêu tên trong một thỉnh nguyện thư mới đây của Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, được đệ lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).
Trong thỉnh nguyện thư ngày 25/7, Giáo sư Allen Weiner đã yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.
Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện nói rằng 17 nhà hoạt động này bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.
Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng.
Nguồn: AFP, VRN, NguoiViet