Năm 2005, các quốc gia chia sẻ con sông Mekong dài 4.800 kilomet đã thiết lập một kế hoạch 5 năm để thống nhất các nỗ lực quân bình việc bảo vệ môi trường với việc phát triển và giảm nghèo.
Chương trình trị giá 30 triệu đôla đó, với cái tên lúng túng là Chương trình Môi trường cốt lõi và Sáng kiến Hành lang Bảo vệ tính Đa dạng Sinh thái, sẽ đáo hạn vào tháng 12. 6 quốc gia trong vùng Tiểu vùng Mekong mở rộng là Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, cùng các bộ trưởng môi trường của các nước này, đã ủng hộ trên nguyên tắc gia hạn chương trình cho đến năm 2016.
Việc phê chuẩn chính thức kế hoạch dự trù vào tháng 12.
Chuyên gia kỳ cựu về tài nguyên thiên nhiên, ông Sanath Ranawana làm việc cho Ngân hàng Phát triển Á châu, cơ quan điều hành chương trình. Ông giải thích vì sao những cuộc đàm phán như thế là cấp thiết đối với hàng chục triệu người.
Theo chuyên gia Sanath, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, còn gọi tắt là GMS, là một khu vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng. Và tiềm năng phát triển ở đây rất to lớn – các nước như Trung Quốc, các nước láng giềng như Indonesia và Ấn Độ là nguồn tạo ra nhu cầu vĩ đại về tài nguyên và sản phảm từ vùng này. Do đó, chương trình này rất quan trọng và cấp thiết cho việc quân bình giữa điều mà vùng này có thể làm cho tương lai, phát triển trong tương lai, với cách thức xử lý các tài nguyên của mình một cách bền vững.
Sông Mekong và các phụ lưu là một trong những nguồn cá nước ngọt phong phú nhất thế giới, nhưng các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo rằng nguồn tài nguyên này đang bị đe dọa vì ô nhiễm và các đập thủy điện.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng các đập này có thể gây tai hại đáng kể cho các trữ lượng cá di trú, cũng như cho luồng di chuyển phù sa bồi đắp và bảo vệ vùng châu thổ sông Mekong ở đông nam Việt Nam.
Đề nghị gây tranh cãi nhiều nhất là dự án xây đập Xayaburi trị giá 3,8 tỷ đôla ở Lào, nhưng sau áp lực của các nước hạ nguồn sông như Campuchia và Việt Nam, các giới chức Lào vừa cho hay họ đã ngưng công trình xây dựng.
Tầm quan trọng của sông Mekong đối với Campuchia đã được Thủ tướng Hun Sen của Campuchia nêu bật khi ông phát biểu trước cuộc họp hôm nay rằng việc quản lý các tài nguyên nước của con sông này là “một vấn đề sống còn” đối với những người dựa vào con sông này.
Lào cũng coi con sông nào là phương tiện chính yếu để thúc đẩy nền kinh tế nghèo khó của mình qua việc sản xuất điện từ các đập thủy điện trong khu vực cần đến nhiều năng lượng này.
Ông Sanath Ranawana của Ngân hàng Phát triển Á châu nói rằng liên kết các chương trình năng lượng với môi trường hình thành một cái sàn chính cho giai đoạn thứ nhì của chương trình. Nó cũng sẽ liên kết môi trường với các quyết định đầu tư trong những khu vực thiết yếu khác như nông nghiệp, du lịch và vận tải.
Chuyên gia này nói rằng lập luận đã được trình bầy, và các nước thừa nhận rất rõ rằng môi trường là một khía cạnh cơ bản mà họ cần phải bảo vệ. Các dịch vụ về hệ thống sinh thái phát xuất từ việc bảo toàn cảnh vật chính là điều nâng đỡ cho toàn bộ chương trình kinh tế, sự phát triển kinh tế. Vì vậy nông nghiệp, thủy điện, tất cả các khu vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đều dựa vào việc có được các dịch vụ phục vụ hệ thống sinh thái đáng quý.
Tại Bali tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nói với Diễn đàn Khu vực ASEAN rằng Wahington đang hợp tác với ADB và Liên hiệp châu Âu để cải thiện hạ tầng cơ sở và môi trường ở Hạ nguồn sông Mekong. Bà cũng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường.
Các bộ trưởng Đông Nam Á thảo luận việc phát triển sông Mekong
- Robert Carmichael
Các vị bộ trưởng môi trường của 6 quốc gia châu Á họp tại Phnom Penh để chung quyết cách thức hợp tác để quân bình việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong một khu vực gồm các con sông đa dạng về sinh thái nhất trên thế giới. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1