Hiến pháp Miến Điện trên thực tế không cho bà Aung San Suu Kyi được làm tổng thống, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sẽ có những sự thay đổi kịp thời cho cuộc bầu cử vào năm 2015. Thông tín viên Gabrielle Paluch tường thuật về vấn đề tu chính hiến pháp của Miến Điện từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA tại Bangkok.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đang đối mặt với một thời hạn chót: đó là để bà có thể ra tranh cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2015, quốc hội Miến Điện phải kịp thời thông qua những sự thay đổi cần thiết cho bản hiến pháp.
Trong tuần này, những chính khách có nhiều thế lực đã bày tỏ hậu thuẫn cho việc tu chính hiến pháp, nhưng họ không nói rõ là họ sẽ ủng hộ những sự thay đổi cụ thể nào.
Điều 56 (f) trong hiến pháp Miến Điện, là điều khoản có thể cấm không cho bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống, qui định rằng người hôn phối, hoặc con cái hoặc người hôn phối của con cái của ứng cử viên tổng thống không được mang quốc tịch nước ngoài. Bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một tác giả người Anh đã qua đời. Cả hai người con trai đã trưởng thành của họ đều không có quốc tịch Miến Điện.
Một điều khoản khác đòi hỏi ứng cử viên tổng thống phải có kinh nghiệm trong quân đội. Trước đây phụ nữ Miến Điện không được đi lính và luật lệ đó mãi cho tới hồi gần đây mới được hủy bỏ.
Tổng thống Thein Sein hôm qua đã bày tỏ hậu thuẫn cho việc sửa đổi hiến pháp. Ông nói rằng một bản hiến pháp có tính chất lành mạnh là một bản hiến pháp có thể được sửa đổi.
Nhiều người ở Miến Điện tin rằng việc bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Điện, lên làm tổng thống là bằng chứng của sự thành công của phong trào cải cách.
Hôm thứ Sáu, khoảng 30 người đã biểu tình ở trung tâm thành phố Rangoon để đòi sửa đổi hiến pháp. Một trong những người biểu tình, bà Ma Mwe, cho biết như sau:
"Trong cuộc bầu cử năm 1990 dân chúng đã bầu cho bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống, nhưng cho tới bây giờ bà vẫn chưa làm tổng thống. Điều này đi ngược với ý nguyện của người dân và đó chính là lý do phải sửa đổi hiến pháp.
Thứ hai vừa qua, ban chấp hành trung ương của Đảng USDP đương quyền đã họp tại Naypyitaw để bỏ phiếu tán thành 51 điều khoản tu chính hiến pháp, trong đó có những tu chính án sẽ cho phép bà Aung San Suu Kyi tranh cử tổng thống."
Hiến pháp Miến Điện, được chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2008, qui định việc sửa đổi hiến pháp phải có sự tán đồng của đa số 2/3 đại biểu tại quốc hội, là cơ quan có 25% số ghế được dành riêng cho quân đội. Hiện chưa rõ các đại biểu của quân đội có hậu thuẫn những sự sửa đổi cho phép bà Suu Kyi ra tranh cử hay không.
Trong quá khứ, các đại biểu phe quân đội thường biểu quyết như một khối. Theo ông Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị Miến Điện, điều này có nghĩa là các tu chính án phải có sự hậu thuẫn của quân đội mới có thể được thông qua.
Ông Horsey nói rằng sự ủng hộ của Tổng thống Thein Sein đối với việc sửa đổi hiến pháp là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng nhà lãnh đạo này không thể bảo đảm là hiến pháp sẽ được sửa đổi. Ông nhận định:
"Chúng ta có một sự đồng thuận của tất cả các thành phần chính trị ở trong nước là cần phải sửa đổi hiến pháp, nhưng vẫn chưa có được một sự đồng thuận đối với vấn đề cần sửa đổi điều khoản nào, ngôn từ của điều khoản mới sẽ ra sao và nên sửa đổi hiến pháp vào lúc nào."
Những đề nghị tu chính hiến pháp khác bao gồm việc thay đổi cách thức chọn ra chánh thẩm và các thẩm phán Tối cao Pháp viện, và có nên đòi hỏi những người này phải có kinh nghiệm trong lãnh vực pháp luật hay không. Ngoài ra, cũng có những đề nghị để dành quyền tự trị cho một số các sắc dân thiểu số đang chấp hành một thỏa thuận ngưng bắn với quân đội.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đang đối mặt với một thời hạn chót: đó là để bà có thể ra tranh cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2015, quốc hội Miến Điện phải kịp thời thông qua những sự thay đổi cần thiết cho bản hiến pháp.
Trong tuần này, những chính khách có nhiều thế lực đã bày tỏ hậu thuẫn cho việc tu chính hiến pháp, nhưng họ không nói rõ là họ sẽ ủng hộ những sự thay đổi cụ thể nào.
Điều 56 (f) trong hiến pháp Miến Điện, là điều khoản có thể cấm không cho bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống, qui định rằng người hôn phối, hoặc con cái hoặc người hôn phối của con cái của ứng cử viên tổng thống không được mang quốc tịch nước ngoài. Bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một tác giả người Anh đã qua đời. Cả hai người con trai đã trưởng thành của họ đều không có quốc tịch Miến Điện.
Một điều khoản khác đòi hỏi ứng cử viên tổng thống phải có kinh nghiệm trong quân đội. Trước đây phụ nữ Miến Điện không được đi lính và luật lệ đó mãi cho tới hồi gần đây mới được hủy bỏ.
Tổng thống Thein Sein hôm qua đã bày tỏ hậu thuẫn cho việc sửa đổi hiến pháp. Ông nói rằng một bản hiến pháp có tính chất lành mạnh là một bản hiến pháp có thể được sửa đổi.
Nhiều người ở Miến Điện tin rằng việc bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Điện, lên làm tổng thống là bằng chứng của sự thành công của phong trào cải cách.
Hôm thứ Sáu, khoảng 30 người đã biểu tình ở trung tâm thành phố Rangoon để đòi sửa đổi hiến pháp. Một trong những người biểu tình, bà Ma Mwe, cho biết như sau:
"Trong cuộc bầu cử năm 1990 dân chúng đã bầu cho bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống, nhưng cho tới bây giờ bà vẫn chưa làm tổng thống. Điều này đi ngược với ý nguyện của người dân và đó chính là lý do phải sửa đổi hiến pháp.
Thứ hai vừa qua, ban chấp hành trung ương của Đảng USDP đương quyền đã họp tại Naypyitaw để bỏ phiếu tán thành 51 điều khoản tu chính hiến pháp, trong đó có những tu chính án sẽ cho phép bà Aung San Suu Kyi tranh cử tổng thống."
Hiến pháp Miến Điện, được chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2008, qui định việc sửa đổi hiến pháp phải có sự tán đồng của đa số 2/3 đại biểu tại quốc hội, là cơ quan có 25% số ghế được dành riêng cho quân đội. Hiện chưa rõ các đại biểu của quân đội có hậu thuẫn những sự sửa đổi cho phép bà Suu Kyi ra tranh cử hay không.
Trong quá khứ, các đại biểu phe quân đội thường biểu quyết như một khối. Theo ông Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị Miến Điện, điều này có nghĩa là các tu chính án phải có sự hậu thuẫn của quân đội mới có thể được thông qua.
Ông Horsey nói rằng sự ủng hộ của Tổng thống Thein Sein đối với việc sửa đổi hiến pháp là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng nhà lãnh đạo này không thể bảo đảm là hiến pháp sẽ được sửa đổi. Ông nhận định:
"Chúng ta có một sự đồng thuận của tất cả các thành phần chính trị ở trong nước là cần phải sửa đổi hiến pháp, nhưng vẫn chưa có được một sự đồng thuận đối với vấn đề cần sửa đổi điều khoản nào, ngôn từ của điều khoản mới sẽ ra sao và nên sửa đổi hiến pháp vào lúc nào."
Những đề nghị tu chính hiến pháp khác bao gồm việc thay đổi cách thức chọn ra chánh thẩm và các thẩm phán Tối cao Pháp viện, và có nên đòi hỏi những người này phải có kinh nghiệm trong lãnh vực pháp luật hay không. Ngoài ra, cũng có những đề nghị để dành quyền tự trị cho một số các sắc dân thiểu số đang chấp hành một thỏa thuận ngưng bắn với quân đội.