Nhà cựu lãnh đạo Ai Cập Hosni Mubarak đang bị đưa ra xét xử về tội ra lệnh sát hại những người biểu tình trong cuộc cách mạng lật đổ ông được một số người cho là đã giữ được đất nước ổn định trong 30 năm cầm quyền. Nhiều người khác nói rằng sự ổn định đó đã phải trả một giá quá đắt.
Viên cựu tư lệnh không quân 83 tuổi trở thành Tổng thống Ai Cập năm 1981 sau khi các phần tử chủ chiến ám sát người tiền nhiệm của ông lá Tổng thống Anwar Sadat.
Ông Mubarak là phó Tổng thống của ông Sadat và đã đứng cạnh ông này khi ông bị bắn chết trong một cuộc diễn binh tại thủ đô Cairo.
Ông Mubarak đã thoát nạn trong ít nhất 6 vụ mưu sát.
Dưới thời cai trị của ông Mubarak, Ai Cập duy trì được hòa bình với Israel và có những quan hệ mật thiết với Tây phương.
Chính phủ của ông là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong nỗ lực xúc tiến tiến trình hòa bình Trung Đông.
Nhà lãnh đạo gặp nhiều khó khăn này cũng đạt đựơc hậu thuẫn của phương Tây trong vụ trấn áp phong trào hồi giáo cực đoan.
Tuy nhiên, trong nước thì các chính sách của ông Mubarak làm nhiều người phẫn nộ.
Ông đặt đất nước dưới đạo luật khẩn cấp làm mất lòng dân, hạn chế nhiều quyền tự do cơ bản và cho cảnh sát quyền lực tuyệt đối trong việc bắt giữ người.
Thành viên của Phong trào Huynh đệ Hồi giáo, là tổ chức đối lập hàng đầu ở Ai Cập, thường xuyên bị câu lưu và bị các án tù dài hạn.
Sự tức giận cũng dâng cao vì tình trạng thất nghiệp cao và nạn nghèo khó. Mặc dù các biện pháp cải cách của ông Mubarak đã giúp đem lại một cơn bộc phát kinh tế, nhưng vẫn bị chỉ trích vì đã làm cho hố cách biệt giữa người giàu và người ngheo rộng lớn hơn.
Ông Mubarak đã không còn nắm giữa được quyền hành cách đây 6 tháng, khi xảy ra những cuộc biểu tình ồ ạt ngoài đường phố tại Cairo và nhiều thành phố khác buộc ông phải từ chức.