Đường dẫn truy cập

Mỹ có thể đã qua đỉnh dịch, nhưng nỗi đau chưa dứt vì tử vong còn cao


Y tá tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh tìm COVID-19 tại một địa điểm xét nghiệm ở Long Beach, California.
Y tá tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh tìm COVID-19 tại một địa điểm xét nghiệm ở Long Beach, California.

Dù số ca COVID giảm và số ca nhập viện có dấu hiệu chững lại tại các vùng bị virus hoành hành nặng nề ở Mỹ, nhưng số tử vong vẫn đang gia tăng vì biến thể Omicron ghi dấu sự mất mát sau mỗi đợt bùng phát.

Hôm 23/1, số người chết vì virus corona chạm mốc cao nhất trong 11 tháng qua, tăng 11% trong tuần rồi so với tuần trước đó, theo Reuters.

Tử vong vì COVID là một chỉ số theo sau, nghĩa là các con số này thường tăng sau các ca nhiễm và các ca nhập viện vài tuần.

Số ngưới chết vì Omicron hiện vượt đỉnh điểm tử vong do biến thể Delta gây ra khi số trung bình trong bảy ngày lên mức 2.078 người hôm 23/9/21. Hiện trung bình có 2.200 người chết mỗi ngày vì Omicron, hầu hết là người chưa tiêm chủng.

Số này còn dưới cao điểm 3.000 người chết/ngày trong đợt dịch tháng 1/2021 khi vaccine mới bắt đầu được triển khai. Trong lúc Omicron tăng mạnh vào tháng 12 năm ngoái và đầu tháng Giêng này, hệ thống bệnh viện từ New Jersey đến New Mexico phải gánh chịu số bệnh nhân tăng mạnh khiến chính phủ liên bang phải phái hỗ trợ quân y tới 6 tiểu bang.

Số nhập viện vì COVID-19 vẫn ở mức kỷ lục tại một số tiểu bang trong đó có Arkansas và North Carolina. Trên toàn quốc, số này là dưới 147.000 so với cao điểm 152.246 ca hôm 20/1, theo Reuters.

Số ca nhiễm trên toàn quốc giảm 12% trong 7 ngày qua so với 7 ngày trước đó, khiến một số giới chức y tế lạc quan một cách dè dặt về đại dịch.

Hôm 24/1, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng xem Omicron là dấu hiệu chấm dứt đại dịch COVID là một điều nguy hiểm và yêu cầu các nước tiếp tục tập trung chống dịch.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG