Vào lúc Nga tiếp tục tăng giá khí đốt bán cho Ukraina, một số người nhìn vào khí đốt của Hoa Kỳ như là một cách giảm bớt sự lệ thuộc về năng lượng của châu Âu vào Nga. Tuy nhiên theo như tường trình của Thông tín viên đài VOA Kent Klein, đây là một giải pháp còn phải chờ vài năm nữa mới thực hiện được.
Cư dân Kyiv Svetlana Kuleshova và Yuri Kuleshov đang phải trả giá cho khí đốt đắt tiền hơn của Nga.
Ôngg Yuri Kuleshov nói: “Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi đơn giản sẽ phải ngưng mua tất cả mọi thứ chúng tôi đang mua hiện nay, vì trong bất cứ mọi trường hợp, chúng tôi buộc phải trả tiền mua khí đốt để ít nhất là sưởi ấm nhà tránh khỏi bị lạnh giá. Chúng tôi dĩ nhiên sẽ bắt đầu tìm cách thay thế.”
Việc lo lắng của họ cũng tương tự như nhiều người châu Âu. Ukraina và 6 nước châu Âu khác đều mua khí đốt của Nga.
Trong khi đó những đe dọa trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga bị coi thường. Phó Thủ tướng thứ Nhất Nga Igor Shuvalov nói Nga có thể tìm nơi khác để bán khí đốt và việc này sẽ làm châu Âu tổn hại thêm.
Ông Igor Shuvalov nói: “Việc này sẽ buộc các nước châu Âu đầu tư thêm vào hạ tầng cơ sở mới để mua khí đốt của Mỹ và những nơi khác trên thế giới. Châu Âu sẽ phải trả thêm. Điều này có nghĩa là các người tiêu dùng sẽ phải trả thêm tiền, nhưng khí đốt của Nga sẽ được các vùng khác trên thế giới tiêu thụ.”
Khí đốt của Mỹ được dẫn qua một nhà máy tại tiểu bang Maryland, miền đông Hoa Kỳ, có thể giúp giải quyết vấn đề…nhưng còn phải chờ.
Một khu vực mới của nhà máy giúp cơ sở này hóa lỏng khí đốt và chở ra nước ngoài chưa sẵn sàng cho đến cuối năm 2017. Những nhà máy khác được xây dựng cũng mất thời gian tương tự.
Và khi nhà máy mới hoạt động, nơi này sẽ xuất khẩu tất cả khí đốt sang Ấn Độ và Nhật Bản.
Chuyên gia về năng lượng Paul Bledsoe thuộc Quỹ Marshall Đức của Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ không phải là nguồn khí đốt mới đầu tiên của châu Âu.
“Nơi đầu tiên là những ống dẫn ở phía nam từ Trung Á, từ Bắc Phi và từ chính những nguồn của các nước châu Âu. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là mở rộng các nguồn khí đốt sẵn có trên toàn cầu, chính yếu là toàn cầu hóa thị trường khí đốt.”
Ông Bledsoe nói Washington nên nhanh chóng chấp nhận đơn đặt hàng của các nước châu Âu nhập khẩu khí đốt và giúp châu Âu khai thác khí đốt từ đá phiến sét.
“Điều chúng tôi thực sự kêu gọi là kế hoạch chung Hoa Kỳ-Liên hiệp châu Âu về khí đốt, đa dạng hóa nguồn khí đốt cho châu Âu, giảm giá trong dài hạn, cắt giảm khí thải và giảm lệ thuộc vào Nga. Có cơ hội rất to lớn trong chuyện này.”
Theo nhà văn và giáo sư về năng lượng Steve LeVine, khi việc này xảy ra, châu Âu và Hoa Kỳ đều được lợi.
“Ảnh hưởng của việc xuất khẩu tất cả khí đốt này, và tín hiệu được gởi đi là sẽ gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới, ảnh hưởng về địa lý chính trị từ khí đốt này.”
Theo ông LeVine, Tổng thống Nga Vladimir Putin lúc đó sẽ phải bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ hơn.
Cư dân Kyiv Svetlana Kuleshova và Yuri Kuleshov đang phải trả giá cho khí đốt đắt tiền hơn của Nga.
Ôngg Yuri Kuleshov nói: “Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi đơn giản sẽ phải ngưng mua tất cả mọi thứ chúng tôi đang mua hiện nay, vì trong bất cứ mọi trường hợp, chúng tôi buộc phải trả tiền mua khí đốt để ít nhất là sưởi ấm nhà tránh khỏi bị lạnh giá. Chúng tôi dĩ nhiên sẽ bắt đầu tìm cách thay thế.”
Việc lo lắng của họ cũng tương tự như nhiều người châu Âu. Ukraina và 6 nước châu Âu khác đều mua khí đốt của Nga.
Trong khi đó những đe dọa trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga bị coi thường. Phó Thủ tướng thứ Nhất Nga Igor Shuvalov nói Nga có thể tìm nơi khác để bán khí đốt và việc này sẽ làm châu Âu tổn hại thêm.
Ông Igor Shuvalov nói: “Việc này sẽ buộc các nước châu Âu đầu tư thêm vào hạ tầng cơ sở mới để mua khí đốt của Mỹ và những nơi khác trên thế giới. Châu Âu sẽ phải trả thêm. Điều này có nghĩa là các người tiêu dùng sẽ phải trả thêm tiền, nhưng khí đốt của Nga sẽ được các vùng khác trên thế giới tiêu thụ.”
Khí đốt của Mỹ được dẫn qua một nhà máy tại tiểu bang Maryland, miền đông Hoa Kỳ, có thể giúp giải quyết vấn đề…nhưng còn phải chờ.
Một khu vực mới của nhà máy giúp cơ sở này hóa lỏng khí đốt và chở ra nước ngoài chưa sẵn sàng cho đến cuối năm 2017. Những nhà máy khác được xây dựng cũng mất thời gian tương tự.
Và khi nhà máy mới hoạt động, nơi này sẽ xuất khẩu tất cả khí đốt sang Ấn Độ và Nhật Bản.
Chuyên gia về năng lượng Paul Bledsoe thuộc Quỹ Marshall Đức của Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ không phải là nguồn khí đốt mới đầu tiên của châu Âu.
“Nơi đầu tiên là những ống dẫn ở phía nam từ Trung Á, từ Bắc Phi và từ chính những nguồn của các nước châu Âu. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là mở rộng các nguồn khí đốt sẵn có trên toàn cầu, chính yếu là toàn cầu hóa thị trường khí đốt.”
Ông Bledsoe nói Washington nên nhanh chóng chấp nhận đơn đặt hàng của các nước châu Âu nhập khẩu khí đốt và giúp châu Âu khai thác khí đốt từ đá phiến sét.
“Điều chúng tôi thực sự kêu gọi là kế hoạch chung Hoa Kỳ-Liên hiệp châu Âu về khí đốt, đa dạng hóa nguồn khí đốt cho châu Âu, giảm giá trong dài hạn, cắt giảm khí thải và giảm lệ thuộc vào Nga. Có cơ hội rất to lớn trong chuyện này.”
Theo nhà văn và giáo sư về năng lượng Steve LeVine, khi việc này xảy ra, châu Âu và Hoa Kỳ đều được lợi.
“Ảnh hưởng của việc xuất khẩu tất cả khí đốt này, và tín hiệu được gởi đi là sẽ gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới, ảnh hưởng về địa lý chính trị từ khí đốt này.”
Theo ông LeVine, Tổng thống Nga Vladimir Putin lúc đó sẽ phải bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ hơn.