Mỹ mô tả cuộc đối thoại nhân quyền đầu tiên với Miến Điện là "rất tích cực" và nói rằng điều này đã “mở ra một kênh” để thảo luận các chủ đề nhạy cảm với lãnh đạo Miến Điện.
Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết “một loạt các vấn đề nhân quyền” đã được thảo luận trong cuộc đàm phán ở thủ đô của Naypyidaw.
Bà Nuland nói Washington không chắc liệu Miến Điện sẽ vẫn sẵn sàng thảo luận các vấn đề nhạy cảm hay không, chẳng hạn như vấn đề tù nhân chính trị. Nhưng bà nói cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí "rất tốt".
Miến Điện đã phóng thích một số tù nhân chính trị và thực hiện những cải cách khác kể từ khi chính phủ dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền vào năm ngoái, thay thế nền cai trị 5 thập kỷ của chế độ quân sự độc tài.
Đáp lại những diễn biến này, Mỹ đã dỡ bỏ nhiều biện pháp trừng phạt đã có từ lâu vốn để góp phần cô lập kinh tế Miến Điện.
Nhưng nhiều tổ chức nhân quyền cảnh báo không nên vội bỏ trừng phạt và chỉ ra rằng nhiều vi phạm nhân quyền vẫn chưa được giải quyết.
Một trong những vấn đề đó nằm ở bang Rakhine ở miền tây, nơi bạo lực giữa người theo Phật giáo và Hồi giáo gần đây đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người lưu tán.
Nhà nghiên cứu John Sifton thuộc tổ chức Human Rights Watch nói với đài VOA rằng, Miến Điện vẫn chưa giải quyết được chính sách chính thức mang tính phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo Rohingya, những người bị từ chối quyền công dân và những quyền khác.
Một số tổ chức nhân quyền bất bình vì Washington, mặc dù đã kêu gọi Miến Điện bảo vệ quyền của người Rohingya, nhưng ồng thời lại tiếp tục nới lỏng các biện pháp trừng phạt và có những cử chỉ ngoại giao khác.
Ông Sifton bày tỏ lo ngại rằng thêm nhiều hoạt động kinh doanh của phương Tây ở Miến Điện có thể sẽ bớt khích lệ chính phủ nước này tiếp tục cải cách.
Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết “một loạt các vấn đề nhân quyền” đã được thảo luận trong cuộc đàm phán ở thủ đô của Naypyidaw.
Bà Nuland nói Washington không chắc liệu Miến Điện sẽ vẫn sẵn sàng thảo luận các vấn đề nhạy cảm hay không, chẳng hạn như vấn đề tù nhân chính trị. Nhưng bà nói cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí "rất tốt".
Miến Điện đã phóng thích một số tù nhân chính trị và thực hiện những cải cách khác kể từ khi chính phủ dân sự trên danh nghĩa lên nắm quyền vào năm ngoái, thay thế nền cai trị 5 thập kỷ của chế độ quân sự độc tài.
Đáp lại những diễn biến này, Mỹ đã dỡ bỏ nhiều biện pháp trừng phạt đã có từ lâu vốn để góp phần cô lập kinh tế Miến Điện.
Nhưng nhiều tổ chức nhân quyền cảnh báo không nên vội bỏ trừng phạt và chỉ ra rằng nhiều vi phạm nhân quyền vẫn chưa được giải quyết.
Một trong những vấn đề đó nằm ở bang Rakhine ở miền tây, nơi bạo lực giữa người theo Phật giáo và Hồi giáo gần đây đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người lưu tán.
Nhà nghiên cứu John Sifton thuộc tổ chức Human Rights Watch nói với đài VOA rằng, Miến Điện vẫn chưa giải quyết được chính sách chính thức mang tính phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo Rohingya, những người bị từ chối quyền công dân và những quyền khác.
Một số tổ chức nhân quyền bất bình vì Washington, mặc dù đã kêu gọi Miến Điện bảo vệ quyền của người Rohingya, nhưng ồng thời lại tiếp tục nới lỏng các biện pháp trừng phạt và có những cử chỉ ngoại giao khác.
Ông Sifton bày tỏ lo ngại rằng thêm nhiều hoạt động kinh doanh của phương Tây ở Miến Điện có thể sẽ bớt khích lệ chính phủ nước này tiếp tục cải cách.