Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án điều ông gọi là "hành động xâm lược" của Nga ở bán đảo Crimea thuộc Ukraina, đồng thời cam kết viện trợ kinh tế của Mỹ cho đất nước bị chia rẽ về chính trị này.
Phát biểu ở Kyiv hôm thứ Ba, ông Kerry nói rõ rằng Nga vẫn đang "nỗ lực kiếm cớ để có thể xâm chiếm sâu hơn nữa" vào lãnh thổ của Ukraina. Ông cũng nói xâm chiếm một quốc gia và nói lên các mục tiêu của mình bằng nòng súng là điều không thích hợp.
Ông Kerry đưa ra những phát biểu trên sau khi gặp gỡ những quan chức hàng đầu của Ukraina và đến thăm địa điểm tưởng niệm những người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh trước khi ông Viktor Yanukovych đã bị lật chức tổng thống.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết các cường quốc phương Tây không muốn đối đầu, nhưng ông nói thêm rằng nếu Nga không chọn giảm thiểu căng thẳng tình hình thông qua phương sách ngoại giao, Mỹ và các nước đối tác sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cô lập Nga về chính trị và kinh tế.
Khi ông Kerry đến Ukraina vào ngày thứ Ba, chính quyền Tổng thống Obama loan báo một gói trợ cấp năng lượng trị giá 1 tỉ USD cho Ukraina. Mỹ và các nước đồng minh châu Âu đang xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga.
Sáng thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước ông sẵn sàng sử dụng mọi lựa chọn để bảo vệ người Nga ở Ukraina. Ông nói thêm ông hy vọng Nga sẽ không phải dùng tới vũ lực.
Ông Putin gọi cuộc chuyển giao quyền lực chính trị của Ukraina là "cuộc đảo chính đi ngược lại với hiến pháp và tiếm quyền vũ trang," và nói rằng ông Yanukovych mới là nhà lãnh đạo "hợp pháp" của Ukraina , mặc dù ông nói tổng thống bị lật đổ đã hết tương lai chính trị.
Những phát biểu của tổng thống Putin hôm thứ Ba đưa ra giữa lúc cuộc khủng hoảng về sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực Crimea của Ukraina đang lớn dần.
Ông Putin hôm thứ Ba phủ nhận quân đội Nga được phái đến Crimea trong tuần qua và khăng khăng nói rằng những tay súng phong tỏa các đơn vị quân sự của Ukraina trên bán đảo là "lực lượng tự vệ địa phương," không phải binh lính Nga.
Giới chức Ukraina nói Moskva đã phái 16.000 binh sĩ vào Crimea kể từ tuần trước.
Tổng thống Putin đã ra lệnh cho hàng chục ngàn binh sĩ đang tham gia cuộc tập trận ở miền tây nước Nga, gần biên giới Ukraina trở về căn cứ. Cuộc tập trận được dự trù chấm dứt, do đó hiện không rõ động thái này có mục đích giảm bớt căng thẳng hay không.
Các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Liên hiệp châu Âu đã công bố hạn chót là ngày thứ Năm để Tổng thống Nga Vladimir Putin rút hết binh sĩ khỏi Ukraina nếu không sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt.
Crimea là một bán đảo trong vùng Hắc Hải được đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954 dưới thời của cựu lãnh tụ Liên bang Xô viết Nikita Khruschev. Vùng này vẫn thuộc Ukraina khi Liên bang Sô viết sụp đổ vào năm 1991. Crimea có một ranh giới ngắn với Nga ở cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của hạm đội Hắc Hải Nga.
Hầu hết người dân sống tại Crimea thuộc sắc tộc Nga, nhưng vùng này cũng là nơi cư ngụ của sắc dân Tatar theo Hồi Giáo thường tỏ ra khinh thường người Nga.
Xáo trộn ở Ukraina bắt đầu khi Tổng thống Yanukovych không ký một hiệp ước thương mại với Liên hiệp châu Âu, và thay vào đó, ông muốn có những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và được Nga viện trợ kinh tế. Động thái này đã khơi mào nhiều tuần lễ biểu tình ủng hộ Tây phương chống chính phủ tại Kyiv và các nơi khác ở Ukraina, và buộc Tổng thống Yanukovych thân Nga phải trốn khỏi thủ đô cuối tháng Hai vừa qua.
Phát biểu ở Kyiv hôm thứ Ba, ông Kerry nói rõ rằng Nga vẫn đang "nỗ lực kiếm cớ để có thể xâm chiếm sâu hơn nữa" vào lãnh thổ của Ukraina. Ông cũng nói xâm chiếm một quốc gia và nói lên các mục tiêu của mình bằng nòng súng là điều không thích hợp.
Ông Kerry đưa ra những phát biểu trên sau khi gặp gỡ những quan chức hàng đầu của Ukraina và đến thăm địa điểm tưởng niệm những người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh trước khi ông Viktor Yanukovych đã bị lật chức tổng thống.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết các cường quốc phương Tây không muốn đối đầu, nhưng ông nói thêm rằng nếu Nga không chọn giảm thiểu căng thẳng tình hình thông qua phương sách ngoại giao, Mỹ và các nước đối tác sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cô lập Nga về chính trị và kinh tế.
Khi ông Kerry đến Ukraina vào ngày thứ Ba, chính quyền Tổng thống Obama loan báo một gói trợ cấp năng lượng trị giá 1 tỉ USD cho Ukraina. Mỹ và các nước đồng minh châu Âu đang xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga.
Sáng thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước ông sẵn sàng sử dụng mọi lựa chọn để bảo vệ người Nga ở Ukraina. Ông nói thêm ông hy vọng Nga sẽ không phải dùng tới vũ lực.
Ông Putin gọi cuộc chuyển giao quyền lực chính trị của Ukraina là "cuộc đảo chính đi ngược lại với hiến pháp và tiếm quyền vũ trang," và nói rằng ông Yanukovych mới là nhà lãnh đạo "hợp pháp" của Ukraina , mặc dù ông nói tổng thống bị lật đổ đã hết tương lai chính trị.
Những phát biểu của tổng thống Putin hôm thứ Ba đưa ra giữa lúc cuộc khủng hoảng về sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực Crimea của Ukraina đang lớn dần.
Ông Putin hôm thứ Ba phủ nhận quân đội Nga được phái đến Crimea trong tuần qua và khăng khăng nói rằng những tay súng phong tỏa các đơn vị quân sự của Ukraina trên bán đảo là "lực lượng tự vệ địa phương," không phải binh lính Nga.
Giới chức Ukraina nói Moskva đã phái 16.000 binh sĩ vào Crimea kể từ tuần trước.
Tổng thống Putin đã ra lệnh cho hàng chục ngàn binh sĩ đang tham gia cuộc tập trận ở miền tây nước Nga, gần biên giới Ukraina trở về căn cứ. Cuộc tập trận được dự trù chấm dứt, do đó hiện không rõ động thái này có mục đích giảm bớt căng thẳng hay không.
Các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Liên hiệp châu Âu đã công bố hạn chót là ngày thứ Năm để Tổng thống Nga Vladimir Putin rút hết binh sĩ khỏi Ukraina nếu không sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt.
Crimea là một bán đảo trong vùng Hắc Hải được đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954 dưới thời của cựu lãnh tụ Liên bang Xô viết Nikita Khruschev. Vùng này vẫn thuộc Ukraina khi Liên bang Sô viết sụp đổ vào năm 1991. Crimea có một ranh giới ngắn với Nga ở cực đông, và cảng Sevastapol ở Crimea là căn cứ của hạm đội Hắc Hải Nga.
Hầu hết người dân sống tại Crimea thuộc sắc tộc Nga, nhưng vùng này cũng là nơi cư ngụ của sắc dân Tatar theo Hồi Giáo thường tỏ ra khinh thường người Nga.
Xáo trộn ở Ukraina bắt đầu khi Tổng thống Yanukovych không ký một hiệp ước thương mại với Liên hiệp châu Âu, và thay vào đó, ông muốn có những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và được Nga viện trợ kinh tế. Động thái này đã khơi mào nhiều tuần lễ biểu tình ủng hộ Tây phương chống chính phủ tại Kyiv và các nơi khác ở Ukraina, và buộc Tổng thống Yanukovych thân Nga phải trốn khỏi thủ đô cuối tháng Hai vừa qua.