Đường dẫn truy cập

Mỹ, Philippines lập mặt trận thống nhất để đối phó với TQ ở Biển Đông


Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino (phải) nói các diễn tiến 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thập là 'mối quan ngại rất nghiêm trọng'.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino (phải) nói các diễn tiến 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thập là 'mối quan ngại rất nghiêm trọng'.

Philippines đang trông mong vào liên minh với Hoa Kỳ để tìm cách bắt kịp các hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc tại các vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.

Các giới chức cấp cao của cả hai nước đã củng cố liên minh chiến lược trong 2 ngày đàm phán song phương về thương mại và quốc phòng kết thúc hôm nay tại Manila.

Nằm cao trong nghị trình thảo luận là vấn đề an ninh hàng hải, cũng như những mối quan ngại về công tác nhằm lấn chiếm các bãi đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền.

Tháng trước, tham mưu trưởng quân đội Philippines nói dựa vào thông tin tình báo, các cơ sở tại một trong các bãi lớn hơn mà Việt Nam gọi là Bãi đá Chữ thập, có thể sắp được hoàn tất.

Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino gọi diễn biến tại bãi đá này, mà hồi tháng 11 dường như đã mở rộng để dùng làm một phi đạo, là “một mối quan ngại rất nghiêm trọng.” Nhưng với ngân sách quốc phòng nhỏ nhất ở Châu Á, Philippines không có đủ sức để ngăn chặn bất kỳ hành động nào.

“Chúng ta phải tăng cường khả năng của chúng ta và điều đó chỉ có được thông qua hiện đại hoá. Đây dĩ nhiên là việc thực hiện hiện đại hoá cấp thiết mà chúng ta cần phải tiến hành sớm hơn.”

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói ngân sách bộ Quốc phòng trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói ngân sách bộ Quốc phòng trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng ngân sách bộ của ông trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.

Nước này đang trong tiến trình thực thi một chương trình hiện đại hoá quân sự 1,8 tỷ đôla, nhưng vẫn có những đoàn tàu hải quân và các đội bay rất nhỏ bé so với các nước láng giềng.

Với một quân đội thiếu thốn, Manila đang đi theo con đường ngoại giao. Một toà án quốc tế đang duyệt lại một vụ kiện chống lại Bắc Kinh nêu nghi vấn về điều được gọi là “những hành động khẳng định chủ quyền quá đáng ở Biển Đông.” Trung Quốc bác bỏ vụ trọng tài và không đệ trình bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào chi Toà án Trọng tài Thường trực ở La Haye.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi được” đối với vùng biển và bãi đá.

Hải quân Philippinescanh gác trên một tàu chiến ở cảng Manila.
Hải quân Philippinescanh gác trên một tàu chiến ở cảng Manila.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nói Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng một tuyên bố không có tính cưỡng hành đã ký với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên về việc duy trì hoà bình giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau, và dựa vào luật quốc tế làm cơ bản cho những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển giàu tài nguyên.

“Lối hành xử làm tăng thêm căng thẳng, lối hành xử nêu ra những nghi vấn về ý đồ và thái độ của Trung Quốc dường như không phù hợp với các nguyên tắc mà tôi đã nêu ra, có tác dụng đi ngược lại các mục tiêu đó.”

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói Manila đang “theo đuổi một giải pháp hoà bình” và các hoạt động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo có tranh chấp “không phải là một diễn biến tích cực.”

XS
SM
MD
LG