WARSAW —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố chính quyền Obama sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để khắc phục những mối quan ngại về quyền riêng tư được nêu ra sau vụ tiết lộ các hoạt động tình báo của Hoa Kỳ ở châu Âu. Từ Ba Lan, nơi ngoại trưởng Kerry thảo luận về vụ tai tiếng gián điệp và các nỗ lực chấm dứt nội chiến Syria, thông tín viên VOA Scott Stearns gửi về bài tường thuật sau đây.
Ngoại trưởng Kerry cho biết chính quyền Obama hoan nghênh cơ hội thảo luận những mối quan ngại được nêu ra do vụ tiết lộ hoạt động nghe lén của Hoa Kỳ vào lúc Washington và các đồng minh Âu châu đều đang tìm cách quân bình việc phòng thủ với quyền riêng tư của các công dân.
“Rút cuộc nếu chúng ta sửa chữa được, là điều mà chúng ta sẽ làm, chúng ta có thể không những giảm nhẹ những mối quan nại mà thực ra còn tăng cường được quan hệ tình báo của chúng ta sau này, và kết quả là tất cả chúng ta có thể được an toàn hơn cũng như bảo vệ quyền riêng tư của người dân.”
Vụ tai tiếng do thám bắt đầu với các tài liệu do cựu chuyên gia phân tích tình báo Hoa Kỳ Edward Snowden cáo giác rằng Hoa Kỳ thu thập tài liệu về email trong nước và các cú điện thoại cũng như hoạt động điện thoại di động và Internet của các cá nhân ở nước ngoài.
Ngoại trưởng Ba Lan Rodolaw Sikorski nói ông và ông Kerry đồng ý hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan tình báo hai bên. Ông phát biểu qua lời một thông dịch viên.
“Ðiều cũng cấp thiết là bảo đảm rằng các quyền và luật lệ cũng như thủ tục của chúng ta theo kịp đà tiến bộ kỹ thuật để các công dân của chúng ta cảm thấy an toàn và các liên minh không bị đe dọa, không bị đè dưới những gánh nặng quá tải bởi các sự việc như trường hợp này của ông Snowden.”
Ông Sikorski và ông Kerry cũng thảo luận các nỗ lực chấm dứt nội chiến ở Syria, và ngoại trưởng Ba Lan nói rằng một giải pháp được thương lượng là lời đáp duy nhất.
“Chúng tôi nghĩ đây là cơ hội cuối cùng, giải pháp cuối cùng cho Syria và người dân của họ.”
Thông tấn xã chính thức của Syria trích lời Bộ trưởng Thông tin Omran al-Zohbi nói rằng chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không tham dự các cuộc đàm phán về một chính phủ chuyển tiếp nếu các cuộc đàm phán được thiết kế để đẩy Tổng thống ra khỏi quyền lực.
Các nhóm đôí lập ở Syria từ chối không tham gia đàm phán trừ phi tổng thống đồng ý từ chức. Ông Kerry nói ông Assad đã mất hết tính hợp pháp, nhưng ông vận trông đợi chính phủ hiện hữu ở Damascus sẽ tham gia.
“Tôi hy vọng chính phủ Syria, phía Nga và Iran và những nước khác ủng hộ chế độ ở Syria sẽ đoan chắc là chế độ Syria tôn trọng nghĩa vụ đến Geneva để thương nghị một giải pháp hòa bình cho vụ xung đột ở Syria.”
Các giới chức Hoa Kỳ và Nga đang họp với đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi ở Geneva để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn lâu nay giữa sự bất đồng kéo dài về việc ai khác có thể tham dự. Tổng thống Assad muốn mời Iran. Hoa Kỳ thì nói rằng trước tiên Tehran phải đồng ý về quyền hành pháp toàn diện của chính phủ lâm thời sắp tới.
Ngoại trưởng Kerry cho biết chính quyền Obama hoan nghênh cơ hội thảo luận những mối quan ngại được nêu ra do vụ tiết lộ hoạt động nghe lén của Hoa Kỳ vào lúc Washington và các đồng minh Âu châu đều đang tìm cách quân bình việc phòng thủ với quyền riêng tư của các công dân.
“Rút cuộc nếu chúng ta sửa chữa được, là điều mà chúng ta sẽ làm, chúng ta có thể không những giảm nhẹ những mối quan nại mà thực ra còn tăng cường được quan hệ tình báo của chúng ta sau này, và kết quả là tất cả chúng ta có thể được an toàn hơn cũng như bảo vệ quyền riêng tư của người dân.”
Vụ tai tiếng do thám bắt đầu với các tài liệu do cựu chuyên gia phân tích tình báo Hoa Kỳ Edward Snowden cáo giác rằng Hoa Kỳ thu thập tài liệu về email trong nước và các cú điện thoại cũng như hoạt động điện thoại di động và Internet của các cá nhân ở nước ngoài.
Ngoại trưởng Ba Lan Rodolaw Sikorski nói ông và ông Kerry đồng ý hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan tình báo hai bên. Ông phát biểu qua lời một thông dịch viên.
“Ðiều cũng cấp thiết là bảo đảm rằng các quyền và luật lệ cũng như thủ tục của chúng ta theo kịp đà tiến bộ kỹ thuật để các công dân của chúng ta cảm thấy an toàn và các liên minh không bị đe dọa, không bị đè dưới những gánh nặng quá tải bởi các sự việc như trường hợp này của ông Snowden.”
Ông Sikorski và ông Kerry cũng thảo luận các nỗ lực chấm dứt nội chiến ở Syria, và ngoại trưởng Ba Lan nói rằng một giải pháp được thương lượng là lời đáp duy nhất.
“Chúng tôi nghĩ đây là cơ hội cuối cùng, giải pháp cuối cùng cho Syria và người dân của họ.”
Thông tấn xã chính thức của Syria trích lời Bộ trưởng Thông tin Omran al-Zohbi nói rằng chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không tham dự các cuộc đàm phán về một chính phủ chuyển tiếp nếu các cuộc đàm phán được thiết kế để đẩy Tổng thống ra khỏi quyền lực.
Các nhóm đôí lập ở Syria từ chối không tham gia đàm phán trừ phi tổng thống đồng ý từ chức. Ông Kerry nói ông Assad đã mất hết tính hợp pháp, nhưng ông vận trông đợi chính phủ hiện hữu ở Damascus sẽ tham gia.
“Tôi hy vọng chính phủ Syria, phía Nga và Iran và những nước khác ủng hộ chế độ ở Syria sẽ đoan chắc là chế độ Syria tôn trọng nghĩa vụ đến Geneva để thương nghị một giải pháp hòa bình cho vụ xung đột ở Syria.”
Các giới chức Hoa Kỳ và Nga đang họp với đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi ở Geneva để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn lâu nay giữa sự bất đồng kéo dài về việc ai khác có thể tham dự. Tổng thống Assad muốn mời Iran. Hoa Kỳ thì nói rằng trước tiên Tehran phải đồng ý về quyền hành pháp toàn diện của chính phủ lâm thời sắp tới.