Đường dẫn truy cập

Mỹ chuẩn bị tiếp xúc với Iran để chống nhóm ISIL


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chính quyền Obama sẵn sàng thảo luận với Iran 'nếu có điều gì có tính cách xây dựng' mà Iran có thể đóng góp.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chính quyền Obama sẵn sàng thảo luận với Iran 'nếu có điều gì có tính cách xây dựng' mà Iran có thể đóng góp.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp xúc với đối thủ truyền kiếp Iran trong khuôn khổ một sách lược để ngăn chặn đà tiến của nhóm chủ chiến Sunni có tên là Nhà nước Iraq và Levant, hay ISIL.

Theo thông tín viên VOA Victor Beattie tại thủ đô Washington, một chuyên gia về khủng bố nói rằng đều chủ chốt cho mục tiêu của ISIL nhằm thành lập một nhà nước Hồi giáo bao gồm lãnh thổ Syria và Iraq là duy trì hậu thuẫn của khối dân người Sunni.

Trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo News, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chính quyền Obama sẵn sàng thảo luận với Iran “nếu có điều gì có tính cách xây dựng” mà Iran có thể đóng góp.

Ông Kerry nói: “...Nếu Iran sẵn sàng làm một điều gì tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq và khả năng cải tổ của chính phủ. Ngay lúc này, tôi nghĩ chúng ta cần phải dò dẫm từng bước và xem thực sự điều gì là thực tế. Nhưng tôi sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào mang tính xây dựng góp phần vào sự ổn định thực sự, tôn trọng hiến pháp, tôn trọng tiến trình bầu cử, và tôn trọng khả năng của dân chúng Iraq thành lập một chính phủ đại diện cho tất cả các quyền lợi của Iraq, chứ không riêng một phe phái nào. Chính phủ này phải bao gồm mọi thành phần và đã từng là một trong những vấn đề lớn trong vài năm vừa qua.”
Các chiến binh ISIL bắt giữ binh sĩ Iraq, ngày 15/6/2014.
Các chiến binh ISIL bắt giữ binh sĩ Iraq, ngày 15/6/2014.

Ông Kerry nói Washington sẵn sàng đón nhận bất cứ tiến trình xây dựng nào giảm thiểu tối đa bạo lực, giữ vững Iraq và tiêu diệt sự hiện diện của các lực lượng khủng bố bên ngoài đang xâu xé nước này. Nhưng ông nói có lý do lớn hơn để chận đứng sự hiện diện ngày càng tăng của ISIL ở Iraq.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói tiếp: “…bọn chúng tập trung không phải chỉ ở đó mà còn tập trung tìm cách gây phương hại cho châu Âu, cho Mỹ và những người khác. Và đó là lý do vì sao chúng tôi tin rằng điều rất quan trọng đối với chúng tôi là tham gia và dẫn đầu một nỗ lực để tìm cách đối phó với vấn đề này, và đấy chính là điều chúng tôi đang làm.”

Ông Greg Barton, đồng giám đốc Trung tâm Hồi giáo và Thế giới Hiện đại thuộc trường Ðại học Monash của Australia, nói rằng việc hội ý giữa Hoa Kỳ và Iran sẽ quan trọng, và cho thấy là Iran muốn nhìn thấy một nước Iraq ổn định dưới sự cai quản của thủ tướng Nouri al-Maliki người Shia thân theịn hơn là một dưới một phong trào thánh chiến Sunni bất ổn và thù nghịch ở Iraq đã đề ra một mối đe dọa cho an ninh của chính Iran.

Ông Barton cho biết: “Có lẽ Iran có thể làm việc với phía Mỹ và những nước khác để buộc chính phủ Maliki thừa nhận rằng giải pháp cho những gì đang xảy ra là một giải pháp vừa mang tính chính trị vừa mang tính quân sự. Lý do ISIL đã chiếm nhiều phần đất như vậy là vì các khối dân địa phương rất bi quan đối với Baghdad và, nếu Baghdad có thể cố gắng xây dựng lòng tin với người Kurd ở đông bắc và người Sunni trong vùng Tam giác Sunni phía tây bắc Baghdad, thì họ có một nửa cơ may sử dụng các khuynh hướng này của ISIL để kéo dài việc được tiếp nhận qua đường lối kiểm soát đạo đức độc đoán và tận dụng lợi thế đó chiếm lại các thị trấn và thành phố, có thể lấy lại được Mosul.”
Một thành viên của lực lượng an ninh Iraq cùng với những người tình nguyện gia nhập quân đội để chống lại Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant canh gác tại Baghdad, ngày 17/6/2014.
Một thành viên của lực lượng an ninh Iraq cùng với những người tình nguyện gia nhập quân đội để chống lại Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant canh gác tại Baghdad, ngày 17/6/2014.

Ông Barton nói mục tiêu của ISIL không phải là tiến vào Baghdad, mà là thành lập một nhà nước Hồi giao bao gồm đông bộ Syria và bắc trung bộ Iraq. Ông nói họ đã gần đạt được mục tiêu đó, nhưng liệu họ có thể giữ được phần đất đã chiếm được hay không phải còn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Việc chiếm đóng tàn bạo, theo ông, có thể khiến khối dân Sunni quay ra chống đối họ.

Ðài Al-Jazeera loan tin vẫn chưa rõ về nguồn tài trợ và sức mạnh của ISIL. Ông Barton nói tài trợ nhà nước rất khó chứng minh, nhưng sự đóng góp của tư nhân thì không.

Ông Barton nhận định: “Có rất nhiều sự đóng góp của tư nhân phát xuất từ Ả Rập Sê-út, Qatar, Kuwait và các nước khác trong vùng Vịnh. Thời gian gần đây hơn, ISIL có nguồn tài trợ riêng kiểm soát các giếng dầu khí ở miền đông Syria đem lại cho họ một luồng thu nhập và nay, sau khi chiếm đóng Mosul, tổ chức này có được khá nhiều tiền mặt và vàng khối, và cơ cụ quân sự. Vì thế, có lẽ tổ chức này sẽ khá vững về mặt nguồn lực tài chính và cơ cụ. Ðiều chủ yếu là liệu tổ chức có giữ được nguồn vốn xã hội hiện đang có được qua sự ủng hộ của người Sunni ở miền bắc Baghdad và miền đông Syria hay không.”

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jen Psaki hôm qua thừa nhận rằng tiền và viện trợ đang đổ vào ISIL từ Syira và đó là một vấn đề mà Hoa Kỳ đang nêu lên với các nước láng giềng Sunni của Iraq.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG