Các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc thảo luận về đề tài nhân quyền nhạy cảm trong những cuộc họp bắt đầu ngày hôm nay tại miền tây nam Trung Quốc.
Trước đây trong tháng này, Washington và Bắc Kinh đồng ý tổ chức hai ngày Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói phía Mỹ sẽ mang vấn đề cai trị theo luật pháp, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và quyền của các sắc dân thiểu số tại Trung Quốc ra thảo luận.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc thảo luận sẽ bao gồm “những cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu rộng trên căn bản bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để thúc đẩy phát triển nhân quyền tại cả hai quốc gia.”
Hai nước đã tổ chức những cuộc đối thoại thường xuyên về nhân quyền kể từ năm 1990.
Trung Quốc ngưng những cuộc đối thoại này từ năm 2002 đến 2008 để đáp lại việc Hoa Kỳ chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.
Một số tổ chức nhân quyền đã nêu lên nghi vấn về hiệu quả của những cuộc đối thoại. Họ cho rằng những cuộc đối thoại này đã trở nên những cuộc diễn tập thường lệ về ngoại giao và mang lại rất ít kết quả.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ngày hôm nay thúc giục Washington sử dụng những cuộc thảo luận mới nhất này để đòi hỏi có những mức chuẩn nhằm đảm bảo là Bắc Kinh thực thi những cam kết bảo vệ nhân quyền.
Tổ chức này cũng khuyến khích các giới chức Hoa Kỳ nói lên một cách mạnh mẽ hơn về những vấn đề này trong các cuộc họp. Tổ chức này nói những chi tiết như thế đã không có tiếp theo những cuộc họp gần đây.
Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã có một loạt những cuộc họp cấp cao.
Tổng thống Barack Obama đã tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh không chính thức vào tháng 6. Vào tháng 7, hai bên đã có cuộc đối thoại hàng năm về chiến lược và kinh tế.
Cuộc họp ngày hôm nay đánh dấu cuộc thảo luận chính thức đầu tiên kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một cuộc chuyển giao lãnh đạo bắt đầu vào cuối năm ngoái.
Kể từ khi lãnh đạo mới lên cầm quyền, HRW nói “ít có cải tiến đáng kể và rõ rệt” trong thành tích nhân quyền của Trung Quốc.
Gần đây, Bắc Kinh đã bắt giữ hai nhà hoạt động kêu gọi các giới chức chính phủ công khai tiết lộ tài sản của họ. Các tổ chức nhân quyền nói Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp người sắc tộc Uighur và Tây Tạng, cũng như thắt chặt các giới hạn về tự do thông tin.
Trung Quốc tuyên bố đã có những tiến bộ trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân, và bác bỏ những chỉ trích của nước ngoài là can thiệp vào nội bộ của họ.
Tiếp theo cuộc đối thoại trước đây trong tháng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói ông hy vọng Hoa Kỳ có thể “xem sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc theo một chiều hướng khách quan.” Ông cũng nói ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ cải thiện tình trạng nhân quyền của chính nước Mỹ.
Trước đây trong tháng này, Washington và Bắc Kinh đồng ý tổ chức hai ngày Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói phía Mỹ sẽ mang vấn đề cai trị theo luật pháp, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và quyền của các sắc dân thiểu số tại Trung Quốc ra thảo luận.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc thảo luận sẽ bao gồm “những cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu rộng trên căn bản bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để thúc đẩy phát triển nhân quyền tại cả hai quốc gia.”
Hai nước đã tổ chức những cuộc đối thoại thường xuyên về nhân quyền kể từ năm 1990.
Trung Quốc ngưng những cuộc đối thoại này từ năm 2002 đến 2008 để đáp lại việc Hoa Kỳ chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.
Một số tổ chức nhân quyền đã nêu lên nghi vấn về hiệu quả của những cuộc đối thoại. Họ cho rằng những cuộc đối thoại này đã trở nên những cuộc diễn tập thường lệ về ngoại giao và mang lại rất ít kết quả.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ngày hôm nay thúc giục Washington sử dụng những cuộc thảo luận mới nhất này để đòi hỏi có những mức chuẩn nhằm đảm bảo là Bắc Kinh thực thi những cam kết bảo vệ nhân quyền.
Tổ chức này cũng khuyến khích các giới chức Hoa Kỳ nói lên một cách mạnh mẽ hơn về những vấn đề này trong các cuộc họp. Tổ chức này nói những chi tiết như thế đã không có tiếp theo những cuộc họp gần đây.
Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã có một loạt những cuộc họp cấp cao.
Tổng thống Barack Obama đã tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh không chính thức vào tháng 6. Vào tháng 7, hai bên đã có cuộc đối thoại hàng năm về chiến lược và kinh tế.
Cuộc họp ngày hôm nay đánh dấu cuộc thảo luận chính thức đầu tiên kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một cuộc chuyển giao lãnh đạo bắt đầu vào cuối năm ngoái.
Kể từ khi lãnh đạo mới lên cầm quyền, HRW nói “ít có cải tiến đáng kể và rõ rệt” trong thành tích nhân quyền của Trung Quốc.
Gần đây, Bắc Kinh đã bắt giữ hai nhà hoạt động kêu gọi các giới chức chính phủ công khai tiết lộ tài sản của họ. Các tổ chức nhân quyền nói Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp người sắc tộc Uighur và Tây Tạng, cũng như thắt chặt các giới hạn về tự do thông tin.
Trung Quốc tuyên bố đã có những tiến bộ trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân, và bác bỏ những chỉ trích của nước ngoài là can thiệp vào nội bộ của họ.
Tiếp theo cuộc đối thoại trước đây trong tháng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói ông hy vọng Hoa Kỳ có thể “xem sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc theo một chiều hướng khách quan.” Ông cũng nói ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ cải thiện tình trạng nhân quyền của chính nước Mỹ.