Những vụ buôn người đang tăng lên ở miền Nam Thái Lan trong lúc giới hữu trách đang vất vả để kiểm soát các băng nhóm tội phạm đưa người di dân bất hợp pháp vượt qua biên giới để đến những nơi khác. Từ thành phố Satun ở Thái Lan, thông tín viên Steve Sandford của đài VOA tường thuật về sự bóc lột và lạm dụng mà nhiều nạn nhân phải đối mặt trong hành trình trốn khỏi sự đàn áp tại Miến Ðiện.
Tại miền Nam Thái Lan, một chuỗi các đảo xa đang che đậy một vấn đề ngày càng trầm trọng của giới hữu trách Thái Lan.
Hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya chạy trốn khỏi sự đàn áp ở Miến Ðiện thường bắt đầu cuộc hành trình tự nguyện đến Malaysia, nhưng rốt cuộc họ lại lọt vòng kiểm soát tàn bạo của các băng nhóm tội phạm ở Thái Lan.
Một người Rohingya tị nạn đã dẫn cảnh sát tới một trại buôn người trước đây và cho biết nơi này có rất ít lương thực và họ đã bị đánh đập thường xuyên nếu họ không thể trả thêm tiền để được phóng thích. Người này cho biết:
“Họ buộc tôi phải gọi cho anh tôi, tôi nói với anh tôi là anh ấy phải trả cho những kẻ buôn người nhiều hơn nữa để tôi được tự do. Nhưng anh tôi không có tiền nên bọn buôn người đã không ngớt đánh đập tôi cho tới khi gia đình tôi có thể tìm đủ số tiền”.
Cảnh sát di trú Thái Lan cam kết sẽ trấn áp các mạng lưới hoạt động trong nước, giữa lúc Thái Lan đang đối mặt với việc có thể bị hạ bậc trong phúc trình hằng năm của Hoa Kỳ về nạn buôn người dự kiến sẽ được công bố vào tháng Sáu.
Tuy chính phủ Thái Lan nói rằng tất cả các trường hợp của người Rohingya là liên quan đến việc đưa người nhập cảnh trái phép chứ không phải là buôn người,
Thiếu tướng cảnh sát di trú Thatchai Pitaneelaboot lại nhìn vấn đề theo hướng khác:
“Ðối với bản thân những người tị nạn, tôi nhìn vào họ. Ðây là những người đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Nhưng tôi lo lắng hơn về quá trình của những kẻ đưa lậu người, những người cùng loại với các tội phạm. Họ chuyển người đến các quốc gia khác và nó được nối kết với hệ thống buôn người”.
Việc bắt giữ những tay đầu sỏ của đường dây buôn người có thể gặp phải nhiều sự khó khăn vì việc kiểm soát lan rộng của mạng lưới thông qua nỗi sợ hãi và đe dọa đã ăn sâu ở Thái Lan.
Ông Matthew Smith, giám đốc của tổ chức Fortify Rights, đã phỏng vấn các nạn nhân để tìm hiểu cách hoạt động của các băng nhóm:
“Những gì chúng tôi ghi nhận được liên quan đến việc người Rohingya bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt giữ và rồi sau đó lại mang bán những người Rohingya, những người Rohingya muốn tị nạn, cho những kẻ đưa lậu người hay các mạng lưới buôn người”.
Trong lúc cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở nước láng giềng Miến Ðiện, người ta dự kiến số người vượt biên sang Thái Lan mỗi ngày một nhiều và những người này có thể sẽ gặp phải những sự đối xử thiếu tử tế, nếu không muốn nói là vô nhân đạo
Tại miền Nam Thái Lan, một chuỗi các đảo xa đang che đậy một vấn đề ngày càng trầm trọng của giới hữu trách Thái Lan.
Hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya chạy trốn khỏi sự đàn áp ở Miến Ðiện thường bắt đầu cuộc hành trình tự nguyện đến Malaysia, nhưng rốt cuộc họ lại lọt vòng kiểm soát tàn bạo của các băng nhóm tội phạm ở Thái Lan.
Một người Rohingya tị nạn đã dẫn cảnh sát tới một trại buôn người trước đây và cho biết nơi này có rất ít lương thực và họ đã bị đánh đập thường xuyên nếu họ không thể trả thêm tiền để được phóng thích. Người này cho biết:
“Họ buộc tôi phải gọi cho anh tôi, tôi nói với anh tôi là anh ấy phải trả cho những kẻ buôn người nhiều hơn nữa để tôi được tự do. Nhưng anh tôi không có tiền nên bọn buôn người đã không ngớt đánh đập tôi cho tới khi gia đình tôi có thể tìm đủ số tiền”.
Cảnh sát di trú Thái Lan cam kết sẽ trấn áp các mạng lưới hoạt động trong nước, giữa lúc Thái Lan đang đối mặt với việc có thể bị hạ bậc trong phúc trình hằng năm của Hoa Kỳ về nạn buôn người dự kiến sẽ được công bố vào tháng Sáu.
Tuy chính phủ Thái Lan nói rằng tất cả các trường hợp của người Rohingya là liên quan đến việc đưa người nhập cảnh trái phép chứ không phải là buôn người,
Thiếu tướng cảnh sát di trú Thatchai Pitaneelaboot lại nhìn vấn đề theo hướng khác:
“Ðối với bản thân những người tị nạn, tôi nhìn vào họ. Ðây là những người đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Nhưng tôi lo lắng hơn về quá trình của những kẻ đưa lậu người, những người cùng loại với các tội phạm. Họ chuyển người đến các quốc gia khác và nó được nối kết với hệ thống buôn người”.
Việc bắt giữ những tay đầu sỏ của đường dây buôn người có thể gặp phải nhiều sự khó khăn vì việc kiểm soát lan rộng của mạng lưới thông qua nỗi sợ hãi và đe dọa đã ăn sâu ở Thái Lan.
Ông Matthew Smith, giám đốc của tổ chức Fortify Rights, đã phỏng vấn các nạn nhân để tìm hiểu cách hoạt động của các băng nhóm:
“Những gì chúng tôi ghi nhận được liên quan đến việc người Rohingya bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt giữ và rồi sau đó lại mang bán những người Rohingya, những người Rohingya muốn tị nạn, cho những kẻ đưa lậu người hay các mạng lưới buôn người”.
Trong lúc cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở nước láng giềng Miến Ðiện, người ta dự kiến số người vượt biên sang Thái Lan mỗi ngày một nhiều và những người này có thể sẽ gặp phải những sự đối xử thiếu tử tế, nếu không muốn nói là vô nhân đạo