Moscow đang thách thức những biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt lên họ vì vụ khủng hoảng Ukraine.
Thủ tướng Dmitri Medvedev hôm thứ Sáu cho biết Nga đã gửi một "thông cáo" cho Tổ chức Thương mại Thế giới tuyên bố rằng những biện pháp trừng phạt này vi phạm luật pháp quốc tế và quy định của WTO, và ông hứa Nga sẽ đệ đơn khiếu nại chính thức.
Tuy nhiên, ông Medvedev nói ít có khả năng chiến lược của điện Kremlin sẽ thành công bởi vì ảnh hưởng lớn của Mỹ tại WTO.
Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân và tổ chức của Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea vào đầu năm nay. Kể từ đó, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G-7 đã xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt vì những hành động của Nga bị xem là can thiệp vào nội bộ của Ukraine.
Những biện pháp trừng phạt bao gồm cấm du hành đối với những cá nhân và những lệnh cấm khác đối với các công ty bị coi là có đóng vai trò trong việc gây áp lực kinh tế và chính trị lên Ukraine. Một số công ty của Nga đã bị cấm tiếp cận tài sản của họ ở phương Tây, và các công ty tín dụng toàn cầu Visa và MasterCard đã đình chỉ quan hệ với các ngân hàng Nga.
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã đẩy kinh tế của Nga tới bờ vực suy thoái. Hãng tin Reuters cho biết chính phủ Nga đã bắt đầu dùng tới quỹ phúc lợi trị giá nhiều tỉ đô la để bơm tiền cho thâm hụt ngày càng lớn trong quỹ lương hưu do nhà nước cung cấp. Tổng thống Vladimir Putin năm ngoái nói rằng "quỹ phúc lợi quốc gia", được tích lũy từ nguồn thu dầu hỏa nhiều bất ngờ, sẽ không được sử dụng cho mục đích khác.
Thủ tướng Dmitri Medvedev hôm thứ Sáu cho biết Nga đã gửi một "thông cáo" cho Tổ chức Thương mại Thế giới tuyên bố rằng những biện pháp trừng phạt này vi phạm luật pháp quốc tế và quy định của WTO, và ông hứa Nga sẽ đệ đơn khiếu nại chính thức.
Tuy nhiên, ông Medvedev nói ít có khả năng chiến lược của điện Kremlin sẽ thành công bởi vì ảnh hưởng lớn của Mỹ tại WTO.
Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân và tổ chức của Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea vào đầu năm nay. Kể từ đó, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu G-7 đã xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt vì những hành động của Nga bị xem là can thiệp vào nội bộ của Ukraine.
Những biện pháp trừng phạt bao gồm cấm du hành đối với những cá nhân và những lệnh cấm khác đối với các công ty bị coi là có đóng vai trò trong việc gây áp lực kinh tế và chính trị lên Ukraine. Một số công ty của Nga đã bị cấm tiếp cận tài sản của họ ở phương Tây, và các công ty tín dụng toàn cầu Visa và MasterCard đã đình chỉ quan hệ với các ngân hàng Nga.
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã đẩy kinh tế của Nga tới bờ vực suy thoái. Hãng tin Reuters cho biết chính phủ Nga đã bắt đầu dùng tới quỹ phúc lợi trị giá nhiều tỉ đô la để bơm tiền cho thâm hụt ngày càng lớn trong quỹ lương hưu do nhà nước cung cấp. Tổng thống Vladimir Putin năm ngoái nói rằng "quỹ phúc lợi quốc gia", được tích lũy từ nguồn thu dầu hỏa nhiều bất ngờ, sẽ không được sử dụng cho mục đích khác.