Đường dẫn truy cập

Nga nói sẽ giúp Việt Nam trở thành ‘quốc gia đối tác’ trong khối BRICS


Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường tại cuộc gặp ở Hà Nội, Việt Nam, hôm 15/1/2025.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường tại cuộc gặp ở Hà Nội, Việt Nam, hôm 15/1/2025.

Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia khối các nền kinh tế đang phát triển BRICS với tư cách là "quốc gia đối tác", hai nước cho biết trong một thông cáo chung đưa ra sau chuyến thăm Hà Nội kéo dài hai ngày của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin.

"Phía Nga hoan nghênh sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các sự kiện BRICS năm 2024 và bày tỏ sự sẵn sàng tạo điều kiện nếu Việt Nam tham gia BRICS với tư cách là nước đối tác", thông cáo hôm 15/1 cho biết.

Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc thành lập BRICS vào năm 2009, và sau đó cho Nam Phi gia nhập khối vào năm 2010, nhằm tạo ra một sự đối trọng với Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu. Năm ngoái, khối này đã thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ả Rập Xê Út đã được mời tham gia. Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Malaysia đã chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên và một số nước khác đã bày tỏ sự quan tâm.

Indonesia, quốc gia láng giềng Đông Nam Á của Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên chính thức của BRICS trong tháng này.

Nhưng Việt Nam vẫn còn ngần ngại gia nhập khối này, theo ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS–Yusof Ishak của Singapore.

"Hà Nội vẫn thận trọng về những gì chính quyền Trump sẽ nghĩ về BRICS và những hậu quả tiềm tàng của việc trở thành thành viên chính thức trong trường hợp xấu nhất. Trong khi đó, lợi ích lại không lớn đến mức để Hà Nội chấp nhận rủi ro như vậy", ông Giang nói.

Việt Nam cần sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ để thúc đẩy tham vọng kinh tế và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.

Nga đã tìm cách củng cố quan hệ ở châu Á để bù đắp cho sự cô lập quốc tế ngày càng tăng của mình do cuộc chiến ở Ukraine.

Trong chuyến thăm Hà Nội của ông Mishustin, hai nước đã nhất trí mở rộng hợp tác về năng lượng hạt nhân.

"Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam", thông cáo chung cho biết.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG