Đường dẫn truy cập

Nghi can đánh bom bệnh viện Thái nhận tội


Chuyên gia pháp y Thái Lan rời hiện trường vụ đánh bom hôm 22/5.
Chuyên gia pháp y Thái Lan rời hiện trường vụ đánh bom hôm 22/5.

Một người đàn ông 61 tuổi bị bắt vì tình nghi đánh bom một quân y viện ở thủ đô Bangkok hôm 20/6 đã nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công mà ông nói để phản đối chính quyền quân nhân không do dân bầu lên.

Vụ tấn công nhắm vào bệnh viện Phramongkutklao ở Bangkok tháng trước làm hơn 20 người bị thương. Vụ nổ trùng dịp đánh dấu ba năm ngày xảy ra vụ đảo chính quân sự hồi tháng Năm năm 2014.

Sau khi lật đổ chế độ do dân bầu, khi đó, quân đội nói đã khống chế nhiều tháng bất ổn, nhất là các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối chính quyền gồm các chính trị gia dân túy, từng giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001.

Theo Reuters, nghi can Wattana Pumret đã nhận tội với các cáo trạng như âm mưu giết người, gây thương thích và sở hữu trái phép thuốc nổ.

Ông này cũng nhận tội gây ra hai vụ nổ nhỏ hơn ở Bangkok tháng trước từng làm nhiều người bị thương.

Sau khi lật đổ chế độ do dân bầu, khi đó, quân đội nói đã khống chế nhiều tháng bất ổn, nhất là các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối chính quyền gồm các chính trị gia dân túy.
Sau khi lật đổ chế độ do dân bầu, khi đó, quân đội nói đã khống chế nhiều tháng bất ổn, nhất là các cuộc biểu tình đường phố nhằm phản đối chính quyền gồm các chính trị gia dân túy.

​“Tất cả mọi hành động của tôi trong quá khứ đều mang tính biểu tượng chống lại chính quyền đảo chính. Tôi không muốn làm hại người dân”, ông Wattana nói tại một buổi họp báo do cảnh sát tổ chức.

Ông này nói tiếp trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ khi bị bắt tuần trước: “Tôi là một người bình thường, không đồng ý với chính quyền quân nhân không do dân bầu lên”.

Nghi can này cho biết đã hành động một mình. Ông ta đã bị giữ và thẩm vấn tại một căn cứ quân sự được quân đội sử dụng làm trại giam tạm thời.

Quân đội Thái Lan hiện có quyền giữ dân thường tại các trại quân sự mà không cần phải truy tố.

Các nhà hoạt động vì nhân quyền nói rằng một số đã bị xét xử bất công tại các tòa án binh mà phe quân nhân đã lựa chọn để xử các vụ liên quan tới an ninh quốc gia.

Kể từ vụ đảo chính, quân đội bị cáo buộc bịt miệng tiếng nói bất đồng bằng cách bắt bớ những người chỉ trích và cấm các cuộc biểu tình công khai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG