Hoa Kỳ và Tòa thánh Vatican đang tham khảo ý kiến với nhau về những cách thức nhằm mang lại hòa bình cho Syria và giải quyết vụ xung đột giữa Israel và Palestine. Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đi thăm vùng Trung Đông vào tháng tới. Thông tín viên Scott Stearns của đài VOA có bài tường thuật từ Vatican, nơi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vừa hội kiến tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin.
Các giới chức Mỹ cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đang chuẩn bị thực thi một chính sách ngoại giao có tính chất chủ động nhiều hơn, với việc hậu thuẫn cho những nỗ lực để đưa các phe lâm chiến ở Syria tới bàn hộïi nghị hòa bình tại Geneve vào tuần sau và hỗ trợ cho những hoạt động của ngoại trưởng Kerry nhằm tìm ra một giải pháp 2 quốc gia cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Đức Giáo Hoàng mới đây đã cho biết cảm nghĩ về cuộc hòa đàm Trung Đông được thực hiện lại với sự thúc giục của Hoa Kỳ.
"Việc thực hiện lại cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine là một dấu hiệu tích cực và tôi cầu mong là cả hai bên, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, sẽ có quyết tâm để thực hiện những quyết định dũng cảm nhằm tìm ra một giải pháp công chính và lâu bền cho cuộc xung đột đang cần phải chấm dứt ngay."
Ông Kerry và Tổng giám mục Pietro Parolin, người đứng đầu công tác ngoại giao của Tòa thánh Vatican, hôm thứ 3 đã thảo luận với nhau về vấn đề Trung Đông, trong lúc Đức Giáo hoàng đang chuẩn bị để đi thăm Jordan, Israel và các phần đất của người Palestine vào tháng 5. Ông Kerry cho biết ông đã trình bày với ông Parolin về tình hình của cuộc hòa đàm Israel-Palestine.
"Có những vấn đề mà Tòa Thánh rất đỗi quan tâm, không chỉ đối với vấn đề hòa bình, mà còn đối với quyền tự do tiếp cận Jerusalem để thờ phượng cho mọi tôn giáo và đối với giải pháp thích hợp để tiến tới liên quan tới vấn đề qui chế của Jerusalem."
Cuộc đàm phán do Hoa Kỳ lãnh đạo đang tìm cách khắc phục những vấn đề an ninh của một quốc gia Palestine trong tương lai. Các giới chức Israel cũng muốn bảo vệ nước họ trước những vụ tấn công bằng rocket từ phía Palestine.
Các khu định cư do Israel lập ra ở vùng Tây Ngạn mà họ chiếm đóng và những khu này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đường biên giới của một nước Palestine là một nguồn gây ra bất đồng giữa đôi bên trong cuộc đàm phán. Cựu Đại sứ Mỹ Adam Ereli cho biết không gian để thỏa hiệp hiện nay không mấy rộng rãi.
"Tôi nghĩ rằng đôi bên đều muốn có thỏa thuận, nhưng họ không muốn có những thỏa thuận mà các điều kiện của nó có thể được phía bên kia chấp nhận. Israel muốn có một nước Palestine trung tính, không được tiếp cận Jerusalem, và có sự hiện diện an ninh của Israel. Palestine thì muốn có một quốc gia mà họ có thể hãnh diện nhận là đất nước của mình."
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang chịu nhiều áp lực trong lúc tìm cách đạt được tiến bộ cho cuộc đàm phán, đặc biệt là trong lúc Israel tiếp tục thực hiện những hoạt động xây dựng khu định cư của người Do Thái.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây đã tỏ ý hoài nghi về cam kết của Palestine đối với cuộc đàm phán.
Bà Hillary Mann Leverett, chuyên gia Trung Đông của Đại học American University, cho rằng nhận định của ông Netanyahu đã tăng thêm sức mạnh cho lối tư duy được gọi là “tư duy thành lũy” mà Israel có được nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
"Cam kết an ninh vô cùng chắc chắn đối với Israel luôn luôn được bảo đảm trên chính trường nước Mỹ, với những hệ thống vũ khí hàng tỉ, hàng tỉ đô la không ngớt được cung cấp cho Israel. Điều này giống như một bức tường thành. Nó tạo ra một khái niệm chiến lược về Tiền đồn Israel, là nơi không có sự khích lệ nào cho việc thỏa hiệp."
Cuộc tham khảo ý kiến trước chuyến công du Trung Đông của Đức Giáo hoàng là một phần của cuộc vận động của Ngoại trưởng Kerry nhằm tạo áp lực ngoại giao đồng loạt lên các nhà lãnh đạo của Israel và Palestine.
Chuyến công du của Đức Giáo hoàng sẽ được thực hiện trong lúc cuộc đàm phán 9 tháng về một giải pháp hai quốc gia sắp tới hồi kết thúc.
Các giới chức Mỹ cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đang chuẩn bị thực thi một chính sách ngoại giao có tính chất chủ động nhiều hơn, với việc hậu thuẫn cho những nỗ lực để đưa các phe lâm chiến ở Syria tới bàn hộïi nghị hòa bình tại Geneve vào tuần sau và hỗ trợ cho những hoạt động của ngoại trưởng Kerry nhằm tìm ra một giải pháp 2 quốc gia cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Đức Giáo Hoàng mới đây đã cho biết cảm nghĩ về cuộc hòa đàm Trung Đông được thực hiện lại với sự thúc giục của Hoa Kỳ.
"Việc thực hiện lại cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine là một dấu hiệu tích cực và tôi cầu mong là cả hai bên, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, sẽ có quyết tâm để thực hiện những quyết định dũng cảm nhằm tìm ra một giải pháp công chính và lâu bền cho cuộc xung đột đang cần phải chấm dứt ngay."
Ông Kerry và Tổng giám mục Pietro Parolin, người đứng đầu công tác ngoại giao của Tòa thánh Vatican, hôm thứ 3 đã thảo luận với nhau về vấn đề Trung Đông, trong lúc Đức Giáo hoàng đang chuẩn bị để đi thăm Jordan, Israel và các phần đất của người Palestine vào tháng 5. Ông Kerry cho biết ông đã trình bày với ông Parolin về tình hình của cuộc hòa đàm Israel-Palestine.
"Có những vấn đề mà Tòa Thánh rất đỗi quan tâm, không chỉ đối với vấn đề hòa bình, mà còn đối với quyền tự do tiếp cận Jerusalem để thờ phượng cho mọi tôn giáo và đối với giải pháp thích hợp để tiến tới liên quan tới vấn đề qui chế của Jerusalem."
Cuộc đàm phán do Hoa Kỳ lãnh đạo đang tìm cách khắc phục những vấn đề an ninh của một quốc gia Palestine trong tương lai. Các giới chức Israel cũng muốn bảo vệ nước họ trước những vụ tấn công bằng rocket từ phía Palestine.
Các khu định cư do Israel lập ra ở vùng Tây Ngạn mà họ chiếm đóng và những khu này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đường biên giới của một nước Palestine là một nguồn gây ra bất đồng giữa đôi bên trong cuộc đàm phán. Cựu Đại sứ Mỹ Adam Ereli cho biết không gian để thỏa hiệp hiện nay không mấy rộng rãi.
"Tôi nghĩ rằng đôi bên đều muốn có thỏa thuận, nhưng họ không muốn có những thỏa thuận mà các điều kiện của nó có thể được phía bên kia chấp nhận. Israel muốn có một nước Palestine trung tính, không được tiếp cận Jerusalem, và có sự hiện diện an ninh của Israel. Palestine thì muốn có một quốc gia mà họ có thể hãnh diện nhận là đất nước của mình."
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang chịu nhiều áp lực trong lúc tìm cách đạt được tiến bộ cho cuộc đàm phán, đặc biệt là trong lúc Israel tiếp tục thực hiện những hoạt động xây dựng khu định cư của người Do Thái.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây đã tỏ ý hoài nghi về cam kết của Palestine đối với cuộc đàm phán.
Bà Hillary Mann Leverett, chuyên gia Trung Đông của Đại học American University, cho rằng nhận định của ông Netanyahu đã tăng thêm sức mạnh cho lối tư duy được gọi là “tư duy thành lũy” mà Israel có được nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
"Cam kết an ninh vô cùng chắc chắn đối với Israel luôn luôn được bảo đảm trên chính trường nước Mỹ, với những hệ thống vũ khí hàng tỉ, hàng tỉ đô la không ngớt được cung cấp cho Israel. Điều này giống như một bức tường thành. Nó tạo ra một khái niệm chiến lược về Tiền đồn Israel, là nơi không có sự khích lệ nào cho việc thỏa hiệp."
Cuộc tham khảo ý kiến trước chuyến công du Trung Đông của Đức Giáo hoàng là một phần của cuộc vận động của Ngoại trưởng Kerry nhằm tạo áp lực ngoại giao đồng loạt lên các nhà lãnh đạo của Israel và Palestine.
Chuyến công du của Đức Giáo hoàng sẽ được thực hiện trong lúc cuộc đàm phán 9 tháng về một giải pháp hai quốc gia sắp tới hồi kết thúc.