Ngoại trưởng Pháp cho biết Liên hiệp Âu châu có thể hủy bỏ một số biện pháp chế tài Iran vào tháng tới, nhưng bất kỳ sự nới lỏng nào cũng sẽ có tính chất “hạn chế, có mục tiêu rõ rệt, và có thể đảo ngược được.”
Ông Laurent Fabius tuyên bố như thế hôm thứ hai, một ngày sau khi Iran chấp nhận một thỏa thuận tạm thời với nhóm P5 Cộng 1 để hạn chế các hoạt động tinh luyện vật liệu hạt nhân và cho phép quốc tế thực hiện thêm các cuộc kiểm tra để đổi lấy sự nới lỏng các biện pháp chế tài.
Thỏa thuận có thời hạn 6 tháng này qui định lượng uranium tinh chế mà Iran tồn trữ không được vượt mức 20%, thấp hơn chút đỉnh so với mức có thể dùng để chế tạo vũ khí. Hiệp định này không cấm Iran tiếp tục tinh luyện uranium dưới mức 5%.
Thỏa thuận cũng qui định Iran không được xúc tiến việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nặng ở thành phố Arak. Một khi được hoàn tất, cơ sở đó có thể sản xuất plutonium, một loại vật liệu khác có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Để đổi lại, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đồng ý thu hồi một số biện pháp chế tài quốc tế đã làm cho kinh tế của Iran bị suy yếu.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm qua hoan nghênh thỏa thuận đạt được với các cường quốc thế giới và nói rằng hiệp định này là một sự thừa nhận các quyền hạt nhân của Iran và là phần khởi đầu của việc chấm dứt các biện pháp chế tài. Ông nói:
"Bất kể những sự diễn giải có thế nào đi nữa thì quyền tinh luyện của Iran cũng đã được thừa nhận trong văn bản của hiệp định. Và chính vì lý do đó, tôi loan báo với toàn dân Iran là hoạt động tinh luyện của Iran sẽ tiếp tục như lúc trước."
Tuy nhiên, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bác bỏ sự giải thích của Iran về thỏa thuận này.
"Không. Không hề có quyền tinh luyện. Chúng tôi không thừa nhận quyền tinh luyện. Đó là điều rất rõ ràng trong NPT, trong Hiệp ước Cấm Phổ biến Hạt nhân. Rất rõ ràng là không có quyền tinh luyện."
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cực lực chỉ trích thỏa thuận mà ông gọi là “một sự sai lầm có tính chất lịch sử.” Ông nói:
"Israel có nhiều bạn bè và đồng minh, nhưng khi họ sai lầm, tôi có bổn phận phải nói lên một cách rõ ràng và công khai để cho họ biết như vậy. Tôi có một trách nhiệm thiêng liêng là bảo vệ và bênh vực cho quốc gia duy nhất của người Do Thái."
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Barack Obama đã gọi điện thoại cho ông Netanyahu hôm chủ nhật và nói với vị thủ tướng của Israel là ông muốn Hoa Kỳ và Israel bắt đầu tham khảo ý kiến với nhau ngay lập tức về những nỗ lực để điều đình một hiệp định toàn diện với Iran.
Ông Obama nói với ông Netanyahu là Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết với Israel, là nước mà ông nói là có lý do chính đáng để nghi ngờ về những ý đồ của Iran.
Các nhà lãnh đạo Israel xem một nước Iran có vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa cho sự tồn tại của quốc gia của người Do Thái bởi vì Iran thường xuyên lên tiếng hô hào cho việc xóa tên Israel trên bản đồ thế giới.
Ông Laurent Fabius tuyên bố như thế hôm thứ hai, một ngày sau khi Iran chấp nhận một thỏa thuận tạm thời với nhóm P5 Cộng 1 để hạn chế các hoạt động tinh luyện vật liệu hạt nhân và cho phép quốc tế thực hiện thêm các cuộc kiểm tra để đổi lấy sự nới lỏng các biện pháp chế tài.
Thỏa thuận có thời hạn 6 tháng này qui định lượng uranium tinh chế mà Iran tồn trữ không được vượt mức 20%, thấp hơn chút đỉnh so với mức có thể dùng để chế tạo vũ khí. Hiệp định này không cấm Iran tiếp tục tinh luyện uranium dưới mức 5%.
Thỏa thuận cũng qui định Iran không được xúc tiến việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nước nặng ở thành phố Arak. Một khi được hoàn tất, cơ sở đó có thể sản xuất plutonium, một loại vật liệu khác có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Để đổi lại, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đồng ý thu hồi một số biện pháp chế tài quốc tế đã làm cho kinh tế của Iran bị suy yếu.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm qua hoan nghênh thỏa thuận đạt được với các cường quốc thế giới và nói rằng hiệp định này là một sự thừa nhận các quyền hạt nhân của Iran và là phần khởi đầu của việc chấm dứt các biện pháp chế tài. Ông nói:
"Bất kể những sự diễn giải có thế nào đi nữa thì quyền tinh luyện của Iran cũng đã được thừa nhận trong văn bản của hiệp định. Và chính vì lý do đó, tôi loan báo với toàn dân Iran là hoạt động tinh luyện của Iran sẽ tiếp tục như lúc trước."
Tuy nhiên, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bác bỏ sự giải thích của Iran về thỏa thuận này.
"Không. Không hề có quyền tinh luyện. Chúng tôi không thừa nhận quyền tinh luyện. Đó là điều rất rõ ràng trong NPT, trong Hiệp ước Cấm Phổ biến Hạt nhân. Rất rõ ràng là không có quyền tinh luyện."
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cực lực chỉ trích thỏa thuận mà ông gọi là “một sự sai lầm có tính chất lịch sử.” Ông nói:
"Israel có nhiều bạn bè và đồng minh, nhưng khi họ sai lầm, tôi có bổn phận phải nói lên một cách rõ ràng và công khai để cho họ biết như vậy. Tôi có một trách nhiệm thiêng liêng là bảo vệ và bênh vực cho quốc gia duy nhất của người Do Thái."
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Barack Obama đã gọi điện thoại cho ông Netanyahu hôm chủ nhật và nói với vị thủ tướng của Israel là ông muốn Hoa Kỳ và Israel bắt đầu tham khảo ý kiến với nhau ngay lập tức về những nỗ lực để điều đình một hiệp định toàn diện với Iran.
Ông Obama nói với ông Netanyahu là Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết với Israel, là nước mà ông nói là có lý do chính đáng để nghi ngờ về những ý đồ của Iran.
Các nhà lãnh đạo Israel xem một nước Iran có vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa cho sự tồn tại của quốc gia của người Do Thái bởi vì Iran thường xuyên lên tiếng hô hào cho việc xóa tên Israel trên bản đồ thế giới.