Đường dẫn truy cập

Người Afghanistan tị nạn bị sách nhiễu ở Pakistan


Pakistan là nơi có gần 3 triệu người Afghanistan tị nạn. Chính phủ ở Islamabad muốn đưa hầu hết những người này về Afghanistan vào cuối năm nay.
Pakistan là nơi có gần 3 triệu người Afghanistan tị nạn. Chính phủ ở Islamabad muốn đưa hầu hết những người này về Afghanistan vào cuối năm nay.

Các giới chức Afghanistan đã bày tỏ quan tâm đối với những tin tức về một vụ đàn áp người Afghanistan tị nạn ở Pakistan sau khi xảy ra vụ tấn công trường học ở Peshawar hồi tháng 12. Tin tức về những vụ bắt giữ hàng loạt và sự sách nhiễu của cảnh sát cộng với nỗi lo sợ về một tương lai bất định đang làm cho đời sống của những người tị nạn trở nên khốn khổ hơn. Từ Islamabad, thông tín viên Ayesha Tanzeem của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật.

Ngôi chợ bán trái cây ở Islamabad là một trung tâm sinh hoạt của người Afghanistan tị nạn, cả những người có giấy tờ hợp lệ lẫn những người cư ngụ bất hợp pháp. Nhiều người bán hàng, và những người làm thuê cho những người này, đã sinh sống ở Pakistan trong nhiều thập niên. Họ đã quen với việc bị cảnh sát sách nhiễu, phần lớn là đòi hối lộ. Nhưng sự sách nhiễu đã gia tăng cường độ từ tháng 12, khi những phiến quân vũ trang xông vào một trường học ở Peshawar và giết chết 150 người, hầu hết là học sinh.

Ông Zafar Khan, một người bán trái cây, đã trải qua những vụ sách nhiễu. Ông thuật lại như sau về việc cảnh sát chặn xe tại các chốt kiểm soát.

Ông Khan nói: "Họ là những người Afghanistan có thẻ tị nạn. Họ bị buộc ra khỏi xe và bị sách nhiễu. Mỗi người bị lấy mất từ 5 tới 10 đô la."

Những người ở đây cho biết có những ngày cảnh sát dường như được lệnh để bắt từ 100 cho tới 200 người Afghanistan bất kể là những người này có giấy tờ hợp lệ hay không.

Ông Zafar Khan, một người bán trái cây, đã trải qua những vụ sách nhiễu. Ông thuật lại như sau về việc cảnh sát chặn xe tại các chốt kiểm soát.
Ông Zafar Khan, một người bán trái cây, đã trải qua những vụ sách nhiễu. Ông thuật lại như sau về việc cảnh sát chặn xe tại các chốt kiểm soát.

Pakistan là nơi có gần 3 triệu người Afghanistan tị nạn, trong đó có gần phân nửa là không có giấy tờ. Chính phủ ở Islamabad muốn đưa hầu hết những người này về Afghanistan vào cuối năm nay. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, bà Tasneem Aslam, cho biết Islamabad đã yêu cầu Afghanistan tạo ra những sự khích lệ, như nhà ở và công ăn việc làm, để khuyến khích dân chúng hồi hương.

Bà Aslam cho biết: "Chúng tôi đã tiếp xúc với chính phủ Afghanistan, chúng tôi làm việc với nhau một cách chặt chẽ và mọi người chớ nên nghĩ rằng đây là một vấn đề gây xích mích giữa hai nước chúng tôi."

Tuy nhiên, Afghanistan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, và những người tị nạn hiểu rõ điều đó. Ông Asad Ullah, một công nhân Afghanistan ở Islamabad cho biết như sau.

Ông Ullah nói: "Họ đã chặt hết cây cối trong những khu vườn và phá sập nhà cửa. Phải mất một thời gian khá lâu để xây dựng lại."

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, bà Tasneem Aslam, cho biết Islamabad đã yêu cầu Afghanistan tạo ra những sự khích lệ, như nhà ở và công ăn việc làm, để khuyến khích dân chúng hồi hương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, bà Tasneem Aslam, cho biết Islamabad đã yêu cầu Afghanistan tạo ra những sự khích lệ, như nhà ở và công ăn việc làm, để khuyến khích dân chúng hồi hương.

Ông Asad Ullah đã tới Pakistan khi chỉ có 4 tuổi. Giờ đây ông có 10 đứa con. Ông nói rằng ông sẽ không trở về Afghanistan … và nhiều người khác cũng có ý nghĩ như ông.

Những người Afghanistan nghèo khó, trong đó có nhiều người sinh sống ở những khu nhà ổ chuột, nói rằng họ không có lựa chọn nào khác hơn là tiếp tục ở lại đây, bất chấp những sự sách nhiễu và những vấn đề khác. Ở Afghanistan hiện giờ không có công ăn việc làm và không có an ninh.

Theo Liên hiệp quốc, tình cảnh của những người Afghanistan tị nạn có giấy tờ đã được cải thiện sau khi họ chính thức phản đối hồi trung tuần tháng Giêng. Trong khi đó, Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết có gần 45.000 người Afghanistan không có giấy tờ hợp lệ đã bị cưỡng bách hồi hương và phải đối mặt với một tương lai đầy bất trắc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG