Đường dẫn truy cập

Người Karen tỵ nạn sợ phải trở về Miến Ðiện


Hầu hết những người sống trong trại Mae La đều là người sắc tộc Karen đã bỏ chạy khỏi quê nhà để trốn tránh sự áp bức của quân đội ở Miến Ðiện.
Hầu hết những người sống trong trại Mae La đều là người sắc tộc Karen đã bỏ chạy khỏi quê nhà để trốn tránh sự áp bức của quân đội ở Miến Ðiện.
Mặc dầu Miến Ðiện đã cởi mở chính trị trong những năm gần đây, phần lớn trong khoảng 130 ngàn người Miến Ðiện tỵ nạn ở Thái Lan không trông đợi sẽ sớm trở về nước. Một cuộc thăm dò đầu tiên loại này thực hiện với những người tỵ nạn cho thấy nhiều người vẫn sợ hãi trở về bên kia biên giới. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Một cuộc thăm dò kinh xã thí điểm được ủy nhiệm cho một cơ quan Liên Hiệp Quốc cho thấy đa số những người sống trong trại tỵ nạn lớn nhất ở Thái Lan thích được định cư tại một nước thứ ba hay ở lại Thái Lan.

Bà Mireille Giraard, đại diện ở Thái Lan của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, nói với đài VOA rằng những câu trả lời của hơn 6.500 hộ gia đình ở Trại tạm cư Mae La trong tỉnh Tak ghi nhận cảm nghĩ của những người sống trong các trại tỵ nạn.

“Nhiều người vẫn còn chưa quyết định khi nói chuyện với chúng tôi. Ý kiến của họ thực chưa ngã ngũ. Và chúng tôi không yêu cầu họ đưa ra chọn lựa vào giai đoạn này. Chúng tôi chỉ tìm cách đánh giá ý định và ước nguyện của họ để có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các giải pháp mà họ đang tưởng tượng cho chính họ.”

Chỉ có một số ít người ở Mae La bày tỏ ý muốn trở về. Họ viện cớ một sự thiếu tin tưởng liên tục đối với chính phủ Miến Ðiện và quan niệm rằng họ không được hưởng quy chế công dân ở đó. Họ cũng đề cập đến những mối lo ngại về an ninh, họ sẽ làm gì để kiếm ăn và tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng trong các công đồng mà họ đã bỏ trốn.

Gần như tất cả những người sống trong trại Mae La đều là người sắc tộc Karen đã bỏ chạy khỏi quê nhà để trốn tránh sự áp bức của quân đội ở Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar. Không có một cuộc ngưng bắn vĩnh viễn ở hầu hết những nơi mà người tỵ nạn sẽ trở về.

Bà Girand của UNHCR đồng ý rằng các điều kiện chưa được đáp ứng cho những người ở Thái Lan hồi hương.

“Ân xá, tự do chọn lựa nơi họ muốn trở về, tiếp cận dành cho các cơ quan nhân đạo để bảo đảm chúng tôi có thể đi thăm những người mới trở về, vân vân. Những điều kiện này sẽ phải được đặt ra khi thời gian chín muồi cho mọi nguời trở về, khi họ sẵn sàng trở về và sốt sắng trở về với số đông. Và lúc đó chúng tôi sẽ chuyển sang việc quảng bá hồi huơng. Vào thời điểm này, chúng tôi chưa đi được tới mức đó.”

Khoảng 130.000 người tỵ nạn đang sinh sống ở 9 trại biên giới Thái Lan. Nhiều nguời sinh ra ở đó. 80 phần trăm cư dân trong các trại là người sắc tộc Karen.

Kể từ năm 2005, hơn 83.000 người chạy trốn khỏi Miến Ðiện qua Thái Lan đã tái định cư ở các nước thứ ba, đa số qua Hoa Kỳ.

Thái Lan chấm dứt việc đăng ký nguời tỵ nạn vào năm 2006, và đã chủ trương rằng những người không có giấy tờ chứng minh không đủ điều kiện qua một nước thứ ba. Một ngoại lệ, kể từ năm ngoái, là những người có thân nhân đã tái định cư ở nơi khác.

Ước chừng 1 triệu người Miến Ðiện cư trú ở Thái Lan, đa số là công nhân di trú bất hợp lệ.

Sau 60 năm quân trị, Miến Ðiện đã chuyển một cách êm thắm qua một chính phủ dân sự giả hiệu vào năm 2010. Nhưng các sĩ quan quân đội hiện dịch hay đã hồi hưu tiếp tục nắm nhiều quyền hành.

Các hiệp định ngưng bắn với phần lớn trong số 13 nhóm vũ trang không phải là nhà nước được một số quan sát viên cho là đang gặp nguy cơ với những vụ đụng độ thường xuyên tiếp tục xảy ra giữa phiến quân sắc tộc và quân đội Miến Ðiện.

Sự chế ngự của người sắc tộc Miến Ðiện đối với người Karen và các nhóm thiểu số khác lâu nay đã là tác nhân gây ra những vụ nổi dậy đòi ly khai và đã khiến hàng ngàn thường dân bỏ nhà đi trốn.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG