Tổng thống Obama vừa thông báo Hoa Kỳ sẽ chấm dứt trục xuất người nhập cư không giấy tờ đến Mỹ khi còn nhỏ. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết sự thay đổi chính sách này có thể giúp 1,4 triệu người đang cư trú bất hợp pháp ở Mỹ, trong đó có một cô gái trẻ gốc Palestine đang sống ở Chicago. Thông tín viên Kane Farabaugh sẽ kể thêm về câu chuyện của cô.
Alaa Mukahhal sinh ra ở Kuwait trong một gia đình người Palestine. Khi Iraq xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, Mukahhal và gia đình chạy sang Jordan. Họ nhận được visa vào Mỹ năm 1993. Gia đình Mukahhal đặt chân đến Mỹ khi cô mới 6 tuổi.
Cô Mukahhal nói: “Visa hết hạn nhưng chúng tôi vẫn ở lại.”
Kể từ đó, cô sống trong bóng tối của xã hội vì là người nhập cư không giấy tờ.
Khi thông tín viên VOA gặp cô lần đầu tiên, cô đang đi đến từng nhà ở khu ngoại ô Chicago vận động người Mỹ gốc Hồi giáo tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, một quyền lợi mà cô không được hưởng. Lúc đó, Mukahhal không dám chia sẻ nhiều thông tin cá nhân vì lo sợ bị trục xuất.
VOA: “Khi tôi phỏng vấn cô lần đầu tiên, cô rất ngần ngại cho tôi biết tên. Vì sao vậy?”
Cô Mukahhal cho biết: “Vì tôi không biết hậu quả sẽ như thế nào. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nói thật là tôi sợ, và tôi cũng không có được sự hỗ trợ từ cộng đồng mà tôi cần. Rất nhiều thứ đã thay đổi từ lần phỏng vấn đầu tiên.”
Giờ đây, Mukahhal đã bước ra khỏi bóng tối để công khai kể câu chuyện của mình, một phần nhờ vào lời hứa của tổng thống Obama sẽ chấm dứt những thủ tục trục xuất người nhập cư bất hợp pháp như cô.
Cô Mukahhal nói: “Tôi có hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi, nên giờ tôi chỉ nói mình lạc quan một cách dè dặt.”
Ông Anthony Orum là giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Đô thị thuộc đại học Loyola ở Chicago.
Ông nói: “Việc mà tổng thống Obama làm rất quan trọng.”
Ông cho biết thêm: “Tôi hiểu mối hoài nghi liệu việc này có được thông qua hay không. Nếu Quốc hội nỗ lực hơn nữa thì đạo luật Giấc mơ có lẽ đã được thông qua rồi. Nhưng mọi thứ cứ bị ách tắc ở đó từ năm 2009, 2010, rồi 2011. Tổng thống phải làm một điều gì đó.”
Ông Orum nói thông báo của tổng thống có thể sẽ có ích cho nỗ lực tái ứng cử của mình ở bang Florida và những bang đông dân nhập cư.
Nhưng cô Mukahhal nói chỉ riêng thông báo của tổng thống thôi sẽ không giúp được cô. Cô sẽ ra hầu tòa ở Chicago vào tháng 9 này, để xem cô có được phép xin tị nạn chính trị để không phải bị trục xuất về Jordan hay không.
Cô Mukahhal cho biết: “Tôi đã nộp đơn xin tị nạn với tình trạng là công dân Jordan gốc Palestine. Có một báo cáo của tổ chức Human Rights Watch ghi nhận những vụ việc người Palestine trở về Jordan bị tước quyền công dân.”
Cô Mukahhal hy vọng chính sách của tổng thống sẽ sớm được thực thi. Điều này có thể giúp cô tiếp tục ở lại Mỹ nếu đơn xin tị nạn của cô bị từ chối.
Alaa Mukahhal sinh ra ở Kuwait trong một gia đình người Palestine. Khi Iraq xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, Mukahhal và gia đình chạy sang Jordan. Họ nhận được visa vào Mỹ năm 1993. Gia đình Mukahhal đặt chân đến Mỹ khi cô mới 6 tuổi.
Cô Mukahhal nói: “Visa hết hạn nhưng chúng tôi vẫn ở lại.”
Kể từ đó, cô sống trong bóng tối của xã hội vì là người nhập cư không giấy tờ.
Khi thông tín viên VOA gặp cô lần đầu tiên, cô đang đi đến từng nhà ở khu ngoại ô Chicago vận động người Mỹ gốc Hồi giáo tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, một quyền lợi mà cô không được hưởng. Lúc đó, Mukahhal không dám chia sẻ nhiều thông tin cá nhân vì lo sợ bị trục xuất.
VOA: “Khi tôi phỏng vấn cô lần đầu tiên, cô rất ngần ngại cho tôi biết tên. Vì sao vậy?”
Cô Mukahhal cho biết: “Vì tôi không biết hậu quả sẽ như thế nào. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nói thật là tôi sợ, và tôi cũng không có được sự hỗ trợ từ cộng đồng mà tôi cần. Rất nhiều thứ đã thay đổi từ lần phỏng vấn đầu tiên.”
Giờ đây, Mukahhal đã bước ra khỏi bóng tối để công khai kể câu chuyện của mình, một phần nhờ vào lời hứa của tổng thống Obama sẽ chấm dứt những thủ tục trục xuất người nhập cư bất hợp pháp như cô.
Cô Mukahhal nói: “Tôi có hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi, nên giờ tôi chỉ nói mình lạc quan một cách dè dặt.”
Ông Anthony Orum là giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Đô thị thuộc đại học Loyola ở Chicago.
Ông nói: “Việc mà tổng thống Obama làm rất quan trọng.”
Ông cho biết thêm: “Tôi hiểu mối hoài nghi liệu việc này có được thông qua hay không. Nếu Quốc hội nỗ lực hơn nữa thì đạo luật Giấc mơ có lẽ đã được thông qua rồi. Nhưng mọi thứ cứ bị ách tắc ở đó từ năm 2009, 2010, rồi 2011. Tổng thống phải làm một điều gì đó.”
Ông Orum nói thông báo của tổng thống có thể sẽ có ích cho nỗ lực tái ứng cử của mình ở bang Florida và những bang đông dân nhập cư.
Nhưng cô Mukahhal nói chỉ riêng thông báo của tổng thống thôi sẽ không giúp được cô. Cô sẽ ra hầu tòa ở Chicago vào tháng 9 này, để xem cô có được phép xin tị nạn chính trị để không phải bị trục xuất về Jordan hay không.
Cô Mukahhal cho biết: “Tôi đã nộp đơn xin tị nạn với tình trạng là công dân Jordan gốc Palestine. Có một báo cáo của tổ chức Human Rights Watch ghi nhận những vụ việc người Palestine trở về Jordan bị tước quyền công dân.”
Cô Mukahhal hy vọng chính sách của tổng thống sẽ sớm được thực thi. Điều này có thể giúp cô tiếp tục ở lại Mỹ nếu đơn xin tị nạn của cô bị từ chối.