CAIRO —
Những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi tiếp tục cuộc biểu tình ngồi lỳ, bất chấp những lời cảnh báo liên tục của chính phủ đòi họ rời khỏi địa điểm biểu tình ở Cairo. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của các thông tín viên đài VOA gởi về từ thủ đô Ai Cập.
Hàng ngàn người ủng hộ ông Morsi tiếp tục cuộc phản kháng tại các địa điểm biểu tình ngồi lỳ hồi tối thứ hai. Họ hô khẩu hiệu, vẫy cờ và giương hình của nhân vật mà họ cho là phải được trở lại giữ chức tổng thống.
Giáo sư Saba Mahmood của Đại học California ở Berkeley cho đài VOA biết rằng chính phủ lâm thời Ai Cập vẫn chưa giải tán các cuộc biểu tình ngồi lỳ này vì họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt về mặt chính trị nếu xảy ra những vụ đổ máu.
Nhưng bà nói thêm rằng phong trào Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đang đối mặt với những mối rủi ro lớn hơn nhiều, sau khi nhiều nhân vật then chốt của phong trào bị bắt giữ và giới hữu trách bắt đầu phong tỏa những tài sản mà nhóm này sử dụng cho các hoạt động chính trị và cung cấp những dịch vụ cộng đồng.
"Vì vậy có một vấn đề lớn là nếu họ lùi bước thì họ chẳng những bị mất ông Morsi mà còn mất cả những cơ sở chính trị và xã hội mà họ đã xây dựng trong 40 năm qua."
Chính phủ lâm thời, do quân đội lập ra sau khi lật đổ ông Morsi hồi đầu tháng 7, hiện đang theo đuổi một lộ đồ chuyển tiếp, bao gồm việc sửa đổi hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử mới vào đầu năm tới.
Đảng Nour, đảng lớn thứ nhì của phe Hồi giáo sau phong trào Huynh đệ Hồi giáo, cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia ủy ban tu chính hiến pháp, tuy họ có những ý kiến bảo lưu về tiến trình này. Một thông cáo mà đảng này công bố tối thứ hai đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc thay đổi bản chất Hồi giáo của Ai Cập.
Cũng trong ngày thứ hai, giới hữu trách ngành tư pháp Ai Cập cho biết họ quyết định triển hạn lệnh tạm giam ông Morsi thêm 15 ngày để điều tra những cáo giác cho rằng nhóm hiếu chiến Hamas của người Palestine đã giúp cho ông và những phần tử Hồi giáo khác vượt ngục trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011.
Giới hữu trách Ai Cập đã bắt giam ông Morsi từ khi lật đổ ông vào ngày 3 tháng 7.
Chính phủ tố cáo những người biểu tình ủng hộ ông Morsi, hầu hết là những người thuộc phe Hồi giáo, đã xúi giục bạo động và thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các lực lượng an ninh. Hơn 250 người thiệt mạng trong những vụ bạo động chính trị kể từ khi ông Morsi bị lật đổ.
Các nhà điều giải của các nước Tây phương và các nước Ả Rập đã tìm cách thuyết phục chính phủ ở Cairo không dùng vũ lực để giải tán những cuộc biểu tình vì họ lo ngại sẽ xảy ra thêm những vụ đổ máu.
Hàng ngàn người ủng hộ ông Morsi tiếp tục cuộc phản kháng tại các địa điểm biểu tình ngồi lỳ hồi tối thứ hai. Họ hô khẩu hiệu, vẫy cờ và giương hình của nhân vật mà họ cho là phải được trở lại giữ chức tổng thống.
Giáo sư Saba Mahmood của Đại học California ở Berkeley cho đài VOA biết rằng chính phủ lâm thời Ai Cập vẫn chưa giải tán các cuộc biểu tình ngồi lỳ này vì họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt về mặt chính trị nếu xảy ra những vụ đổ máu.
Nhưng bà nói thêm rằng phong trào Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đang đối mặt với những mối rủi ro lớn hơn nhiều, sau khi nhiều nhân vật then chốt của phong trào bị bắt giữ và giới hữu trách bắt đầu phong tỏa những tài sản mà nhóm này sử dụng cho các hoạt động chính trị và cung cấp những dịch vụ cộng đồng.
"Vì vậy có một vấn đề lớn là nếu họ lùi bước thì họ chẳng những bị mất ông Morsi mà còn mất cả những cơ sở chính trị và xã hội mà họ đã xây dựng trong 40 năm qua."
Chính phủ lâm thời, do quân đội lập ra sau khi lật đổ ông Morsi hồi đầu tháng 7, hiện đang theo đuổi một lộ đồ chuyển tiếp, bao gồm việc sửa đổi hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử mới vào đầu năm tới.
Đảng Nour, đảng lớn thứ nhì của phe Hồi giáo sau phong trào Huynh đệ Hồi giáo, cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia ủy ban tu chính hiến pháp, tuy họ có những ý kiến bảo lưu về tiến trình này. Một thông cáo mà đảng này công bố tối thứ hai đã bày tỏ sự quan tâm đối với việc thay đổi bản chất Hồi giáo của Ai Cập.
Cũng trong ngày thứ hai, giới hữu trách ngành tư pháp Ai Cập cho biết họ quyết định triển hạn lệnh tạm giam ông Morsi thêm 15 ngày để điều tra những cáo giác cho rằng nhóm hiếu chiến Hamas của người Palestine đã giúp cho ông và những phần tử Hồi giáo khác vượt ngục trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011.
Giới hữu trách Ai Cập đã bắt giam ông Morsi từ khi lật đổ ông vào ngày 3 tháng 7.
Chính phủ tố cáo những người biểu tình ủng hộ ông Morsi, hầu hết là những người thuộc phe Hồi giáo, đã xúi giục bạo động và thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các lực lượng an ninh. Hơn 250 người thiệt mạng trong những vụ bạo động chính trị kể từ khi ông Morsi bị lật đổ.
Các nhà điều giải của các nước Tây phương và các nước Ả Rập đã tìm cách thuyết phục chính phủ ở Cairo không dùng vũ lực để giải tán những cuộc biểu tình vì họ lo ngại sẽ xảy ra thêm những vụ đổ máu.