Đường dẫn truy cập

Nhà Trắng ‘theo dõi kỹ’ vụ cá chết ở Việt Nam


Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức bắt đầu chuyến công du Việt Nam vào ngày 21/5.

Một phụ tá thân cận của Tổng thống Barack Obama đã nói như vậy với một nhóm các tổ chức của người Mỹ gốc Việt, ít ngày trước chuyến công du của nguyên thủ Hoa Kỳ.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, cùng quan chức ngoại giao Mỹ chiều 17/5 đã lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động cùng những tổ chức của người Việt ở hải ngoại tại văn phòng sát Nhà Trắng.

Sau cuộc gặp, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân, cho VOA Việt Ngữ biết rằng các đại diện tổ chức người Việt đã “đi sâu vào một số vấn đề nhân quyền như vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, công an tra tấn hay vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.

Ông Duy nói thêm rằng một chủ đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay cũng đã được đề cập.

Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ.
Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy nói.

Ông nói thêm: “Vấn đề cá chết đã được nêu. Chính blogger Điếu Cày có cho bên Hội đồng An ninh Quốc gia biết rằng, trong ba tuần lễ vừa qua đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam tại nhiều thành phố. Và đây là mối quan tâm có thể nói là hàng đầu của người Việt Nam. Các vị khác có mặt hôm nay cũng nêu lên quan tâm đó luôn. Chính bên Tòa Bạch Ốc họ cũng biết về vấn đề này. Họ đang theo dõi cái đó rất là kỹ. Họ đã nhận kiến nghị có hơn 100 nghìn chữ ký của đồng bào Việt Nam ở khắp mọi nơi. Họ nói họ đang chuẩn bị trả lời chính thức về cái này".

Ông nói thêm: "Họ nói rằng, về lâu dài, đây là vấn đề cần sự trao đổi của hai quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự hai bên để làm sao tìm hiểu thêm các biện pháp khoa học để giải quyết vấn đề này, và đồng thời, đây cũng là vấn đề nền tảng về nhân quyền, khả năng bày tỏ chính kiến của người Việt Nam”.

Tận mắt chứng kiến

Theo ông Duy, những người Việt Nam tham dự cho biết, có thể xảy ra các cuộc biểu tình vì môi trường đúng ngày ông Obama đặt chân tới Hà Nội, và Tổng thống Mỹ “có thể chứng kiến những vấn đề mà mọi người đã nêu lên”.

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Obama rời thủ đô Washington DC đi Việt Nam vào ngày 21/5 và sẽ bay đi Tokyo từ TP HCM vào ngày 25/5.

Phát ngôn viên của Đảng Việt Tân cho biết ông tin rằng Tổng thống Obama sẽ nói về vụ cá chết cũng như các cuộc biểu tình khi ông có mặt ở Việt Nam.

Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.
Ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Lý giải về niềm tin này, ông Duy cho biết rằng “những người phụ tá của ông ấy cho biết đây là mối quan tâm của phía Hoa Kỳ, và có sức ép của cử tri qua kiến nghị hơn 100 nghìn người” trên trang web “We the People”.

Ông Duy cũng lên tiếng “phản bác” cáo buộc mà ông cho là “sai sự thật” của quan chức Việt Nam, cho rằng tổ chức Việt Tân kích động các cuộc biểu tình.

“Người ta biểu tình vì tương lai của con em họ. Không cần tổ chức nào kích động cả. Mỗi người đều nhận thấy cái thảm họa đó,” ông nói.

"Thử thách lớn lao"

Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều vấn đề sẽ được ông Obama mang ra thảo luận tại Việt Nam như mối quan hệ chiến lược, TPP hay biển Đông.

Nhà nghiên cứu này cũng nói thêm rằng các cuộc biểu tình của người dân về vụ cá chết “có tác động” tới chuyến thăm của ông Obama, và nó giống như một cuộc trắc nghiệm xử lý tình thế của tân chính phủ Việt Nam.

Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Ông Hùng nói thêm: “Phép thử thì đúng. Nó rất khó khăn vì xảy ra trong thời điểm không thuận lợi. Năm 2006, trước khi ông Bush sang Việt Nam, những tiến triển về nhân quyền đã có đến nỗi Bộ Ngoại giao đề nghị bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần phải quan tâm về tự do tôn giáo. Đó là thời điểm thuận lợi".

Ông nói tiếp: "Chuyến thăm lần này là điều hai bên mong đợi, nhưng tự nhiên lại xảy ra vụ cá chết rồi xảy ra các cuộc biểu tình. Dĩ nhiên, những người tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam và ở bên Mỹ này họ phải nhân cơ hội đó để thúc đẩy vấn đề nhân quyền, và vì thế Việt Nam lại phải phản ứng lại. Thành ra đây là một thử thách rất lớn lao ở trong một thời điểm không thuận tiện”.

Một cuộc thăm dò ý kiến do VOA Việt Ngữ thực hiện về những vấn đề bạn đọc mong chờ Tổng thống Obama sẽ mang ra bàn thảo ở Việt Nam cho thấy nhân quyền đứng đầu, sau đó tới biển Đông và thứ ba là vụ cá chết.

Các cuộc biểu tình bùng phát suốt từ đầu tháng Năm cho tới nay, và theo giới quan sát, sau khi “thả lỏng” ở đợt đầu, chính quyền đã siết chặt kiểm soát các cuộc xuống đường hôm 15/5.

Trên mạng xã hội hiện vẫn xuất hiện những lời kêu gọi xuống đường vì môi trường mà quan chức trong nước lo ngại sẽ biến thành “cuộc cách mạng cá” vào ngày 22/5 tới.

Nhà Trắng ‘theo dõi kỹ’ vụ cá chết ở Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:33 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG