Vợ nhà truyền giáo Úc bị câu lưu ở Bắc Triều Tiên nói bà không biết vì sao chồng bà bị bắt giữ. Bà nhấn mạnh rằng ông không có mục đích chính trị nào khi đi thăm nước cộng sản bị cô lập này.
Bà Karen Short nói chuyện với VOA qua điện thoại từ Hong Kong, nơi bà cùng người chồng 75 tuổi, ông John Short, cư ngụ trong tư cách là những nhà truyền đạo Ky Tô trong hơn 50 năm qua.
Hôm qua, bà Short loan tin chồng bà đã bị câu lưu, có thể vì ông có mang theo một số tài liệu tôn giáo bằng tiếng Triều Tiên, trong khi đang thực hiện một chuyến du lịch ở Bình Nhưỡng.
Từ lúc đó, bà Short đã nhận nhiều cú điện thoại của giới truyền thông từ khắp nơi trên thế giới.
Bà nói chồng bà không hoạt động chính trị, và chưa từng hoạt động chính trị. Nhưng bà nói rằng hai vợ chồng bà nhận thức được những sự nguy hiểm của việc đi thăm Bắc Triều Tiên, nước hạn chế nghiêm ngặt các tôn giáo có tổ chức, và là nơi mà hoạt động thuyết giảng giáo lý Ky Tô đặc biệt được coi là một hành động can thiệp từ nước ngoài.
Trong một chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên trước đây, bà Short nói chồng của bà đã có thể trao lại một số tài liệu tôn giáo, nhưng “một cách hết sức kín đáo và thận trọng”, bởi vì ông luôn luôn bị các nhân viên chính quyền Bắc Triều Tiên theo dõi.
Chính phủ Australia đã nói Canberra sẽ làm tất cả những gì có thể làm để ông John Short được trả tự do, nhưng vì Úc không có bang giao với bình Nhưỡng, nước này bị buộc phải vận động qua trung gian các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, như Thụy Điển.
Bà Karen Short nói chuyện với VOA qua điện thoại từ Hong Kong, nơi bà cùng người chồng 75 tuổi, ông John Short, cư ngụ trong tư cách là những nhà truyền đạo Ky Tô trong hơn 50 năm qua.
Hôm qua, bà Short loan tin chồng bà đã bị câu lưu, có thể vì ông có mang theo một số tài liệu tôn giáo bằng tiếng Triều Tiên, trong khi đang thực hiện một chuyến du lịch ở Bình Nhưỡng.
Từ lúc đó, bà Short đã nhận nhiều cú điện thoại của giới truyền thông từ khắp nơi trên thế giới.
Bà nói chồng bà không hoạt động chính trị, và chưa từng hoạt động chính trị. Nhưng bà nói rằng hai vợ chồng bà nhận thức được những sự nguy hiểm của việc đi thăm Bắc Triều Tiên, nước hạn chế nghiêm ngặt các tôn giáo có tổ chức, và là nơi mà hoạt động thuyết giảng giáo lý Ky Tô đặc biệt được coi là một hành động can thiệp từ nước ngoài.
Trong một chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên trước đây, bà Short nói chồng của bà đã có thể trao lại một số tài liệu tôn giáo, nhưng “một cách hết sức kín đáo và thận trọng”, bởi vì ông luôn luôn bị các nhân viên chính quyền Bắc Triều Tiên theo dõi.
Chính phủ Australia đã nói Canberra sẽ làm tất cả những gì có thể làm để ông John Short được trả tự do, nhưng vì Úc không có bang giao với bình Nhưỡng, nước này bị buộc phải vận động qua trung gian các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, như Thụy Điển.